您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch giải pháp】Đưa TP.HCM thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của khu vực 正文

【lịch giải pháp】Đưa TP.HCM thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của khu vực

时间:2025-01-09 13:21:38 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Nam Phó Chủ lịch giải pháp

dua tphcm thanh trung tam giao duc chat luong cao cua khu vuc

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Nam

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết,ĐưaTPHCMthànhtrungtâmgiáodụcchấtlượngcaocủakhuvựlịch giải pháp bằng nhiều giải pháp tích cực, TP.HCM đã đưa Nghị quyết 29 sớm đi vào thực tiễn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố tiếp tục phát triển, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, mỗi năm, TP.HCM dành hơn 25% vốn ngân sách cho việc chi thường xuyên và chi đầu tư xây mới, sửa chữa và cải tạo, nâng cấp trường học, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ dạy – học tiên tiến, hiện đại. Qua đó, tiếp tục đảm bảo chỗ học cho học sinh, từng bước giảm sĩ số, tăng số lượng trường dạy 2 buổi/ngày.

Thành phố cũng đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá được thực hiện mạnh mẽ ở tất cả các cấp học, chú trọng cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại, tổ chức tốt các kỳ thi chung, khảo sát tuyển sinh đầu cấp theo hướng đánh giá năng lực học sinh.

Song song đó, ngành giáo dục TP.HCM cũng tích cực trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết để hội nhập, vấn đề giáo dục học sinh toàn diện nhận được sự quan tâm và thu hút sự tham gia của toàn xã hội. Công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp được thực hiện ổn định, hạn chế tối đa tình trạng chạy trường, chạy lớp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều đại biểu cũng đánh giá, giáo dục TP.HCM còn tồn tại một số mặt hạn chế như, tình trạng bảo mẫu hành hạ trẻ, học sinh thiếu quan tâm các vấn đề xã hội, điểm các môn như lịch sử, địa lý thấp; nội dung các chương trình giáo duc chính trị chậm đổi mới…

Về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua ở TP.HCM được đánh giá là diễn ra nghiêm túc; nhiều đại biểu cũng có ý kiến ủng hộ giữ nguyên kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay nhưng cần phải có những đổi mới, áp dụng công nghệ 4.0 để hạn chế tiêu cực.

Liên quan đến vấn đề xã hội hóa giáo dục, nhưng để tránh lạm thu, tạo dư luận không tốt trong xã hội,ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, năm học nào Sở cũng tổ chức rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về thu chi, đảm bảo không có trường hợp thu các khoản ngoài học phí đổ đồng phụ huynh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị, TP.HCM quan tâm hơn nữa đến việc phát triển giáo dục mầm non, tăng cường liên kết với các trường quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên, đầu tư hơn nữa cho đội ngũ nhà giáo.

Đồng thời mạnh dạn thí điểm một số vấn đề trong giáo dục trong thẩm quyền được cho phép, cố gắng xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm giáo dục đào tạo của cả khu vực.

“Xây dựng TP.HCM thành trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. TP.HCM cao với cả nước là chuyện đương nhiên, nhưng phải so với khu vực Đông Nam Á, làm sao nơi này không chỉ là nơi cho con em cả nước về đây mà sinh viên ở khu vực và trên thế giới cũng có thể đến TP.HCM học với một chương trình tốt”, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh./.