【damac vs】Chung tay để trẻ em “xóm Việt kiều” đến trường

Chông chênh đường đến trường

Đã 12 tuổi nhưng hiện em Miễn Văn Đới ở “xóm Việt kiều” thuộc xã Đức Hạnh mới đang học lớp 3A,xdamac vs Trường tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Bù Gia Mập. Em Đới theo cha mẹ từ Campuchia trở về từ năm 2018, cuộc sống gia đình khó khăn, không giấy tờ tùy thân, sống nay đây mai đó nên việc học của em thường xuyên bị gián đoạn. Anh Miễn Văn Sóng, ba của Đới tâm sự: “Dù lớn tuổi hơn nhiều so với các bạn cùng lớp nhưng cháu rất ham học nên vợ chồng tôi xin nhà trường tạo điều kiện cho cháu được đến trường. Cũng mong cháu học đến nơi đến chốn nhưng gia đình nghèo, không có giấy tờ tùy thân nên việc học gặp rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh kéo dài càng khiến cuộc sống gia đình gặp khó khăn. Vợ chồng tôi tính cho cháu học xong năm nay rồi nghỉ ở nhà để phụ ba mẹ chăm lo các em”.

Trẻ em Việt kiều Campuchia được tạo điều kiện học tập tại Trường tiểu học Nguyễn Huệ, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập

Còn với gia đình anh Hà Văn Hóa và chị Nguyễn Thị Mai ở cùng xóm, việc học của các con trở nên khó khăn gấp bội. Trong 9 người con của anh chị chỉ có 2 cháu được đi học, nhưng cũng đang đối diện với nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng do gia đình quen làm nghề đánh bắt cá, chài lưới, giăng câu nên cần có lực lượng lao động để kiếm thêm thu nhập. Trước đây, vợ chồng anh Hóa lang bạt trên Biển Hồ (Campuchia), cuộc sống lênh đênh trên sông nước. Khi chính quyền Campuchia ra lệnh cấm đánh bắt cá khiến kinh tế càng thêm khó khăn, vì vậy cả gia đình quyết định trôi theo dòng Mê Kông trở về Việt Nam. Anh Hóa tâm sự: “Cũng như bao bà con Việt kiều trở về từ Campuchia, gia đình tôi về đây lập nghiệp. Không nghề nghiệp, không nhà cửa, không quốc tịch, không giấy tờ tùy thân, cả 11 người sống chen chúc trong căn nhà nhỏ lụp xụp ven lòng hồ Thác Mơ ở thôn Bình Đức I, xã Đức Hạnh. Kiếm cái ăn qua ngày cho cả gia đình đã khó thì lấy đâu tiền lo cho các con ăn học”.

Người dân trong “xóm Việt kiều” tại xã Đức Hạnh là người Việt Nam theo ông bà, cha mẹ sang Campuchia sinh sống từ nhỏ. Vì vậy, bà con thành thạo 2 thứ tiếng Việt và Campuchia. Do cuộc sống nghèo khổ, quanh năm bám sông nước, việc lên bờ cho con học chữ là điều xa xỉ. “Việc sinh đẻ cũng thuận tự nhiên, không có kế hoạch, vì vậy trong xóm có nhà lên tới 15 người. Có những gia đình có đến 3 thế hệ chung sống, nhưng không một ai biết chữ” - ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Bình Đức 1 cho biết.

Hy vọng vào tương lai

Hiện nay, trên địa bàn xã Đức Hạnh có 81 hộ Việt kiều Campuchia hồi hương gồm 415 người, trong đó hơn 100 trẻ em, sinh sống tạm bợ trên xuồng, ghe dọc hồ thủy điện Thác Mơ hoặc ở trọ tại các xưởng điều trên địa bàn. Do không có giấy tờ, không nơi ở ổn định nên chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc cấp hộ khẩu, giải quyết việc làm, chính sách bảo trợ xã hội, tổ chức các lớp đào tạo nghề. Cùng với đó, nhận thức của đa số người dân còn hạn chế với những thói quen và nếp sống cũ đã gây ra gánh nặng cho địa phương trong công tác ổn định, phát triển dân số. Dù vậy, trong nhiều năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, nhiều chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống người dân Việt kiều Campuchia về nước đã được quan tâm thực hiện.

Ông Nguyễn Đình Nam, Phó chủ tịch UBND xã Đức Hạnh chia sẻ: “Hằng năm, chính quyền địa phương đã trao tặng hàng trăm thẻ bảo hiểm y tế cho bà con; thường xuyên tổ chức các đợt hỗ trợ tiền, gạo cho các gia đình khó khăn; tặng quà vào các dịp lễ, tết; vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ vật chất và tạo điều kiện tốt nhất cho con em Việt kiều Campuchia được đến trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả trong khả năng cho phép để bà con Việt kiều Campuchia về nước có cuộc sống ổn định, trẻ em có thêm điều kiện đến trường để thay đổi tương lai”.

Trường tiểu học Nguyễn Huệ nhiều năm qua trở thành mái nhà chung của nhiều trẻ là con em người di cư từ Campuchia về Bình Phước đang sinh sống tại các thôn Bình Đức 1, Bình Đức 2 và Phước Sơn của xã Đức Hạnh. Hầu hết các em chưa từng học bậc mầm non, cùng với độ tuổi nhập học của các em lớn hơn so với các bạn cùng lớp nên có tâm lý chán nản, thường xuyên nghỉ học, bỏ học giữa chừng. Để tạo điều kiện cho trẻ em Việt kiều Campuchia về nước được đi học, trường đã phối hợp với địa phương thường xuyên đến gia đình tuyên truyền, vận động các em đến lớp. Đồng thời trực tiếp phân công thầy cô kèm cặp để việc học của các em đạt hiệu quả. Trường còn thực hiện miễn giảm toàn bộ học phí, hỗ trợ sách vở, chi phí học tập. Trong thời gian phải học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, trường ưu tiên hỗ trợ trang thiết bị có kết nối internet để các em tham gia học tập đầy đủ. 

Thầy Lại Văn Thịnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Huệ cho biết: “Bằng sự nỗ lực của nhà trường, trong những năm gần đây tỷ lệ trẻ em Việt kiều Campuchia đến trường đúng độ tuổi ngày một tăng, tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng tuy vẫn còn nhưng đã giảm rõ rệt. Vấn đề chúng tôi trăn trở nhất hiện nay là vẫn chưa thể giải quyết được thủ tục cho các học sinh chuyển cấp vì các em không có giấy khai sinh, sổ hộ khẩu”.

Trước những khó khăn tồn tại, hy vọng trong thời gian tới, với sự chung tay của các cấp và ngành chức năng, các hộ Việt kiều Campuchia trên địa bàn tỉnh nói chung và xã Đức Hạnh nói riêng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, tạo điều kiện để bà con vượt qua khó khăn trước mắt, yên tâm với cuộc sống mới trên quê hương mình. Qua đó, cùng nhau giải quyết tốt về quy mô dân số, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Cúp C2
上一篇:Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
下一篇:Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét