Công việc,ếpquảnBộTàichínhchếđộcũtrongngàythốngnhấtChuyệnbâygiờmớikểnewcastle jets – central coast nghề nghiệp tạo cơ may cho tôi được gặp ông. Sự mẫn tiệp của người làm chính khách, phong thái giản dị và nụ cười hiền khiến ông dễ gần hơn. Người mà tôi nhắc đến chính là nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế.
Lên đường khi ngày chiến thắng cận kề
Những ngày tháng 4 lịch sử đang đến gần, tôi xin được gặp ông, nghe ông kể lại những ngày này cách đây 44 năm, khi ông cùng đoàn công tác của Bộ Tài chính vào tiếp quản Bộ Tài chính của chính quyền Sài Gòn cũ. Kể từ đó, ngành Tài chính đã trải qua bao thăng trầm và đến nay đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Nhưng những ngày ấy, với ông cũng như những người công tác ở ngành Tài chính là không thể nào quên…
Biết tôi muốn nghe kể chuyện xưa, ông như trầm xuống, nhớ lại về những ngày xa ấy. Với chất giọng truyền cảm của người con xứ Huế, cách dẫn chuyện khúc triết, câu chuyện với tôi cứ bắt đầu tự nhiên như thế.
Năm ấy, cùng với các đoàn quân tiến vào Sài Gòn trong ngày đại thắng mùa xuân tháng 4/1975, đoàn cán bộ tài chính bao gồm lực lượng cán bộ tài chính tại chỗ của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và lực lượng cán bộ tài chính của Bộ Tài chính từ Trung ương vào đã có mặt ngay từ ngày 1/5/1975 để tiếp quản hệ thống tài chính của chế độ chính quyền Sài Gòn, đồng thời tiến hành triển khai ngay các công việc thuộc lĩnh vực quản lý tài chính ổn định tình hình vùng mới giải phóng.
Ông kể: “Ngày 30/4 mới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng ở Hà Nội, chúng tôi đã đi từ ngày 29/4. Để chuẩn bị cho việc tiếp quản, chúng tôi đã tập luyện hơn 1 tháng trước đó. Lúc đầu, tôi được lựa chọn đi tiếp quản ở Huế (quê hương ông-pv), nhưng sau đó tôi lại được điều vào Sài Gòn. Chúng tôi mặc áo quần giải phóng, đeo ba lô mang gạch để luyện tập, dự kiến sẽ lội Trường Sơn mà vào. Nhưng sau đó kế hoạch thay đổi, chúng tôi đi bằng máy bay dân sự. Đây là lần đầu tiên được đi máy bay nên không khỏi choáng ngợp”.
Chiếc máy bay xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) sáng 29/4/1975 hạ cánh xuống Đà Nẵng. Cả đoàn nghỉ đêm tại một nhà hàng của một người chủ đã bỏ đi. Sáng dậy đã nghe tin chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước, ai cũng vui mừng khôn xiết. “Chúng tôi ở tại Đà Nẵng sáng 30/4, sau đó sử dụng máy bay quân sự bay tiếp vào sân bay Phan Rang và dừng chân tại đó để đảm bảo an toàn. Từ đó, trưng dụng xe ô tô của dân để tiếp tục rong ruổi vào Sài Gòn. Tối 30/4 chúng tôi nghỉ tại Biên Hòa, Đồng Nai. 10 giờ ngày 1/5 đoàn đã tới Phủ Tổng thống Sài Gòn. Khi đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là Trưởng ban Quân quản TP. Sài Gòn. Ông phân nhóm chúng tôi đến trụ sở Bộ Tài chính chính quyền Sài Gòn ở đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai - Văn phòng 2 Bộ Tài chính). Ngay trưa ngày 1/5, cả nhóm chúng tôi bắt tay vào việc tiếp quản ngay” - ông nói.
Theo nguyên Bộ trưởng Hồ Tế, với hơn 20 người tiếp quản công việc của khoảng 200 nhân viên ngành tài chính chính quyền cũ (Bộ Tài chính, Tổng Nha ngân sách và ngoại viện, Tổng Nha thuế vụ, cơ quan tiếp vận trung ương…) quả là công việc khổng lồ. Trong suốt gần 1 tháng như vậy, người ít, việc nhiều nên hàng ngày đoàn phải làm việc 16 - 18 tiếng và ăn nghỉ ngay tại trụ sở làm việc. “Qua làm việc với ông Lê Văn Trương - Bộ trưởng Bộ Tài chính chế độ cũ cho thấy, Bộ Tài chính của chế độ cũ không giữ vai trò trọng yếu trong quản lý, điều hành ngân sách quốc gia. Thực ra ngân sách của miền Nam là ngân sách của Mỹ và dành phần lớn chi tiêu cho quân sự. Nguồn thu nội địa chủ yếu từ hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu. Thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp đều thu không đáng kể. Thuế nhập khẩu thu cao hơn các sắc thuế khác nhưng số thu không lớn do thuế suất thấp…” - đó là toàn bộ những hình dung về cơ cấu ngân sách của chế độ cũ qua lời kể của vị cựu Bộ trưởng cao tuổi.
“Bộ Tài chính chưa bao giờ bằng như bây giờ!”
Nhắc chuyện xưa, thi thoảng ông vẫn dừng lại như để ngẫm ngợi, chiêm nghiệm lại chuyện đời, chuyện nghề. Chia sẻ với tôi, ông cho biết: “Ngẫm lại mới thấy tính chiến lược, dự định đi tắt đón đầu và tầm nhìn xa trông rộng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta là vô cùng tài tình. So với các bộ, ngành, Bộ Tài chính là cơ quan sớm đưa cán bộ vào tiếp quản để thống nhất quản lý về tổ chức. Bộ Tài chính đã tiếp quản cả các nhà máy, xí nghiệp, một số công việc của các bộ, ngành khác. Sau đó, khi các bộ này cử cán bộ vào tiếp quản, chúng tôi mới giao lại để tập trung vào chuyên môn chính của mình”.
Những công việc tiếp quản hệ thống tài chính của chế độ ngụy quyền Sài Gòn một cách kịp thời trong đúng thời điểm chuyển giao lịch sử quan trọng của đất nước là một thành công to lớn, một dấu mốc lịch sử không thể nào quên của ngành Tài chính Việt Nam.
Đến đầu năm 1977, ông được điều động trở về Hà Nội làm quyền Cục trưởng Cục Thu quốc doanh và trải qua nhiều cương vị cho đến năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài chính, thời điểm từ 1992 - 1996. Trong suốt thời điểm từ năm 1983 - 1996, ngành Tài chính trải qua nhiều thăng trầm. Có những thời điểm, chi ngân sách nhà nước (NSNN) tăng cao trong khi nguồn thu lại khan hiếm, gây mất cân đối tài khóa, nhưng sau đó, cân đối ngân sách đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng cường nguồn thu trong nước để đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành trái phiếu cho chi thường xuyên đã chấm dứt… Ông tự nhận mình là người may mắn khi được giao nhiệm vụ công tác trong ngành Tài chính vào thời điểm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, dù nhiều khó khăn, thử thách nhưng đã có những bước trưởng thành vượt bậc.
“Bộ Tài chính chưa bao giờ bằng như bây giờ. Qua chặng đường 74 năm vừa xây dựng vừa trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Tài chính Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh. Có thể nói, tiếp bước truyền thống qua các thời kỳ, đến nay, chúng ta đã xây dựng một nền tài chính quốc gia ngày càng vững mạnh, đảm bảo giữ vững các cân đối lớn về tài chính - NSNN, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” - nguyên Bộ trưởng Hồ Tế nói.
Ông khẳng định: những năm gần đây, chúng ta đã có bước chuyển mình mạnh mẽ thông qua hội nhập quốc tế sâu rộng, nền kinh tế - tài chính đã dần khẳng định với thế và lực mới, được nhiều tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao. Nhắc đến những kết quả nổi bật trong đổi mới và hội nhập của nền Tài chính Việt Nam, phải nhắc đến việc cơ cấu lại ngành Tài chính cả theo chiều rộng và chiều sâu trên các lĩnh vực như thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán kiểm toán…; cũng như những kết quả từ việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, huy động nguồn vốn quốc tế… Có thể nói, nhờ sự nỗ lực vượt bậc, tin tưởng ngành Tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thành tốt các mục tiêu về tài chính - ngân sách của nhiệm kỳ 2016 - 2020, hoàn thành kế hoạch đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tiến tới chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
… Trước khi chào ra về, ông dẫn tôi vào thăm phòng làm việc nhỏ “cơ động” cạnh phòng khách dưới tầng 1 được sắp xếp gọn gàng với cơ man sách báo, tài liệu và những kỷ vật. Càng thêm mến mộ, nể trọng hơn khi đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn không hề ngơi nghỉ. Ngoài thú vui điền viên bên gia đình, khi cần ông vẫn hiến kế, đóng góp ý kiến để ngành Tài chính không ngừng phát triển. |
Minh Anh