【ti do bong da】Chủ tịch ADB: Nợ xấu cần xử lý càng sớm càng tốt
Đây là quan điểm của Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao được nêu tại cuộc họp báo chiều 19/9,ủtịchADBNợxấucầnxửlýcàngsớmcàngtốti do bong da nhân dịp ông sang Việt Nam dự Diễn đàn Phát triển châu Á lần thứ 5.
Đánh giá về tình hình nợ xấu tại Việt Nam, ông Takehiko Nakao cho rằng nợ xấu đang được kiểm soát tốt hơn, tình hình của các ngân hàng đã lành mạnh hơn. Cách thức xử lý nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang tiến hành là đúng hướng, song cần nỗ lực lớn hơn nữa.
“Tại Nhật Bản, sau cuộc khủng hoảng những năm 90, việc xử lý nợ xấu là rất khó. Tuy nhiên, Nhật Bản khi đó đang suy thoái, còn Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng GDP vẫn cao, ở mức trên 5%. Cơ hội kinh tế vĩ mô này giúp những giải pháp xử lý nợ xấu NHNN đang thực hiện dễ dàng đi tới đích nhanh hơn. Vấn đề là làm sao kiểm soát, xử lý nợ xấu sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt là việc thực hiện Basel II”, Chủ tịch ADB đánh giá.
Từ phía ADB, ông cho biết ADB sẵn sàng cung cấp các khoản vay hỗ trợ trực tiếp cho Chính phủ và NHNN để hỗ trợ cải cách hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh cải cách khu vực tài chính là rất quan trọng. Việc có khu vực ngân hàng tư nhân mạnh và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, để họ tiếp cận tín dụng tốt hơn.
Đề cao tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông cho rằng Việt Nam cần có khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh hơn nữa. Nếu không, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ không phát huy tác dụng, vì họ sẽ phải nhập khẩu các kinh kiện đầu vào nên giá trị gia tăng sẽ không cao. Vì vậy, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng với Việt Nam và cũng là lĩnh vực ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam.
Đây cũng là những vấn đề trọng tâm của chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông, bao gồm: cải cách DNNN, cải cách ngân hàng, tăng cường quản trị, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, có một điều mà ông chia sẻ là “hơi đáng tiếc khi Việt Nam từ trước đến nay đã thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ số cạnh tranh của Ngân hàng thế giới và Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam vẫn thấp, thấp hơn mức trung bình của thế giới, đây thực sự là vấn đề mà Chính phủ Việt Nam vẫn phải tập trung trong thời gian tới”.
Đánh giá về khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng 5,8% GDP trong năm nay của Việt Nam, ông cho biết ADB vẫn dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam dưới 6%, tuy nhiên dự báo có thể thay đổi vì nhiều lý do. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam hiện đã nhanh, mạnh hơn thời gian trước và việc đạt chỉ tiêu cao không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng và chất lượng lao động được cải thiện.
Trong giai đoạn 1993 – 2013, ADB đã tài trợ cho Việt Nam là 12,5 tỷ USD, dự kiến năm 2014, ADB tài trợ khoảng 1,37 tỷ USD và năm 2015 là 1,24 tỷ USD. Mặc dù Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, trong giai đoạn 2015 – 2017, ADB dự kiến tiếp tục duy trì tài trợ cho Việt Nam khoảng 3,67 tỷ USD, tương đương như mức các năm trước đây. |
Hoàng Yến