当前位置:首页 > Thể thao

【nhận định man city vs】Cán bộ đoàn đam mê sáng tạo

Tốt nghiệp Khoa Cơ khí chế tạo máy Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh,ộđoagravenđammecircsaacutengtạnhận định man city vs sau 2 năm bươn chải ở thành phố, đầu năm 2012, anh Tình xin vào làm công nhân tại Xí nghiệp cơ khí chế biến 30-4. Là kỹ sư được đào tạo chính quy cộng với lòng đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh đã cùng tập thể Ban khoa học - kỹ thuật xí nghiệp nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng nhiều sáng kiến, giải pháp, mô hình vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. 2 công trình tiêu biểu đang ứng dụng tại xí nghiệp là: Cải tiến nền lò xông và Tận thu nước thải sau xử lý vào phục vụ chế biến cao su thiên nhiên.

Anh Cao Thanh Tình kiểm tra chất lượng mủ sau xông sấy

Dẫn tôi đi tham quan thực tế tại lò xông, anh Tình phân tích, hiện nay, các lò sấy mủ ở nước ta đều có công suất lớn nhưng hầu hết chỉ được cách nhiệt 3 mặt trên kết cấu khung (2 mặt bên và mặt trên). Riêng mặt dưới cách nhiệt bằng bê tông là giải pháp cách nhiệt không hiệu quả, bởi tốc độ truyền nhiệt của bê tông lớn, nhiệt dung riêng của bê tông cao làm lượng nhiệt thất thoát xuống nền trong quá trình xông sấy rất lớn. Để bù vào phần nhiệt bị mất này, phải cung cấp một lượng nhiên liệu đáng kể. Mặt khác, do quá trình mất nhiệt, đặc biệt khi nền lò ẩm nên chế độ hoạt động của lò thời gian đầu khởi động (khoảng 4-5 giờ) thường không ổn định, điều này ảnh hưởng đến chất lượng mủ. Bên cạnh đó, lượng nhiệt bê tông hấp thụ sẽ tỏa ra khi ngưng quá trình sấy làm lượng mủ lưu trong lò rất sậm màu. Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và phân tích, anh Tình cùng tập thể Ban khoa học - kỹ thuật tham mưu ban lãnh đạo công ty và xí nghiệp sử dụng phương pháp cách nhiệt cho phần đáy lò bằng bông thủy tinh và điều chỉnh dòng luân chuyển khí trong lò. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế mất nhiệt nên sẽ tiết kiệm nhiên liệu đốt, hạn chế gây ô nhiễm môi trường; rút ngắn thời gian hoạt động không ổn định của lò; tránh được sậm màu mủ, tăng chất lượng sản phẩm. Chỉ tính riêng về nhiên liệu gas, mỗi năm tiết kiệm cho đơn vị trên 120 triệu đồng.

Từ nhiều năm nay, việc tận thu nguồn nước (nước mưa, nước thải sau xử lý) để tái sản xuất luôn được ban lãnh đạo xí nghiệp quan tâm. Bình quân mỗi ngày xí nghiệp xả thải khoảng 700m3nước đạt quy chuẩn cột B-QCVN. Đồng thời phải chi phí nguồn năng lượng đưa lượng nước tương đương phục vụ sản xuất cho hai dây chuyền. Để làm lợi cho xí nghiệp, anh Tình và các cộng sự đã nghiên cứu tận thu nước thải sau xử lý nhằm phục vụ trở lại sản xuất. Việc làm này giúp giảm giá thành sản phẩm; tiết kiệm nguồn nước; hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư chịu tác động nguồn nước xí nghiệp xả thải. Qua quá trình vận hành hệ thống đã đem lại hiệu quả về kinh tế, tiết giảm chi phí khoảng 80 triệu đồng mỗi năm.

Với vai trò là Phó bí thư Đoàn cơ sở, Phó bí thư chi bộ, Xưởng phó Xưởng chế biến, ở vị trí nào anh cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh Tình khiêm tốn cho biết, những thành công bước đầu này bắt nguồn từ sự đam mê nghiên cứu, sáng tạo của bản thân. Song quan trọng nhất là sự quan tâm định hướng, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ của lãnh đạo công ty, xí nghiệp và các thành viên trong Ban khoa học - kỹ thuật.

Anh Đoàn Quang Trọng, Phó giám đốc Xí nghiệp cơ khí chế biến 30-4 khẳng định: Cao Thanh Tình là một tấm gương trong phong trào thi đua lao động sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả cao, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và góp phần quan trọng bảo vệ môi trường.

Với những thành tích đạt được, anh Tình vinh dự được Trung ương Đoàn tuyên dương và tặng bằng khen tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ IX (2016). Năm 2017, anh tiếp tục được Trung ương Đoàn tặng bằng khen và tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cụm miền Đông Nam bộ. Anh còn được tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Nguyễn Bảo

分享到: