【cúp liên đoàn thái lan】Nhiều dư địa xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường thị trường Halal
作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-27 04:47:40 评论数:
Các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại diễn đàn |
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới, còn nhiều dư địa, được coi là chìa khóa vàng để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Theo ITPC, thị trường Halal toàn cầu là một trong những thị trường có tiềm năng rất lớn xét về quy mô và mức tăng dân số, mức chi tiêu và sự đa dạng về lĩnh vực cũng như triển vọng tăng trưởng ngày càng tăng của trong tương lai.
Hiện nay, hơn 2 tỷ người Hồi giáo sinh sống tại 112 quốc gia, trong đó có 57 quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), chiếm 25% dân số thế giới. Đặc biệt, người dân theo đạo Hồi chiếm số đông ở khu vực châu Á (62%) nhất là trong khối ASEAN, riêng Indonesia có tỷ trọng lớn dân số theo đạo hồi.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chi tiêu cho thực phẩm Halal của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu ngày càng tăng cao, dự kiến đạt 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Không những thế, việc phát triển ngành Halal sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực, dịch vụ đi kèm.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư, các du khách Hồi giáo đến kinh doanh và du lịch tại Việt Nam, góp phần phát triển đất nước và tăng cường hợp tác với 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).
Theo lãnh đạo TPHCM, hợp tác quốc tế trong phát triển ngành công nghiệp Halal của Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều thành quả tích cực. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/2/2023 phê duyệt Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030"; thúc đẩy xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia - TCVN về lĩnh vực Halal và xây dựng đề án thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia.
Đồng thời, Việt Nam cũng đang tích cực làm việc với các tổ chức chứng nhận Halal của các nước để triển khai ký kết việc thừa nhận lẫn nhau đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để phát huy lợi thế của thành phố lớn nhất cả nước, UBND TPHCM đang tiến hành triển khai các hoạt động nhằm định hướng phát triển ngành công nghiệp Halal gắn với sản xuất – tiêu dùng xanh và xuất khẩu bền vững.
Diễn đàn hợp tác và phát triển ngành Halal trong khối ASEAN” nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng hàng hoá Halal quốc tế, tăng cường các hoạt động xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo.
Tại diễn đàn, các doanh nghiệp được tiếp cận những thông tin, định hướng và liên kết vùng nói chung để phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm Halal, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội trao đổi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm theo quy trình chuẩn chất lượng Halal, cũng như khai thác tiềm năng hợp tác và phát triển lĩnh vực sản xuất thực phẩm; đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo
Song song đó, TPHCM tập trung các chính sách để phát triển ngành công nghiệp Halal, nhất là lĩnh vực thực phẩm và các ngành phụ trợ, hậu cần như logistics, kho bãi… Hiện nay, TPHCM đã có thêm nhiều tổ hợp dịch vụ đạt chuẩn Halal phục vụ cho cộng đồng người Hồi giáo, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Halal ngày càng tăng cả về chất lượng lẫn số lượng.
Điển hình, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) đã đưa vào hoạt động cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods Halal tại Quận 1, TPHCM từ năm 2019. Đây là cửa hàng đầu tiên tại TPHCM phục vụ trên 300 loại sản phẩm đạt chuẩn Halal như: trái cây, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh, hàng tiêu dùng, thời trang và quà lưu niệm... Satra cũng đang lên kế hoạch mở thêm hai cửa hàng tiện lợi dành cho người theo đạo Hồi tại TPHCM.