Trước đó,ệnHoàiĐứcchỉđạoxửlýthôngtinCLVNphảnánhận định darmstadt Chất lượng Việt Namcó bài viết phản ánh việc UBND huyện Hoài Đức cấp sổ đỏ trái luật tại thửa đất số 552, tờ bản đồ số 2, diện tích 480 m2 ở thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức. Sau khi nhận được phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức đã có chỉ đạo cấp dưới kiểm tra xử lý ngay thông tin. Theo đó, UBND xã Đức Giang đã cùng Phòng tài nguyên môi trường huyện Hoài Đức tổ chức cuộc họp để xác minh, thu thập hồ sơ địa chính liên quan đến việc cấp sổ đỏ nêu trên.
Trở lại nội dung vụ việc, theo phản ánh của bà Giang Thị Sinh (trú tại Phù Đổng Thiên Vương, phường 11, quận 5, TP.HCM), cha mẹ bà (ông Giang Văn Mão và bà Nguyễn Thị Tiện) sau khi mất để lại căn nhà cho 6 người con (4 gái, 2 trai) cùng thừa kế. Căn nhà này nằm trên thửa đất số 552, tờ bản đồ số 2, diện tích 480 m2, ở thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức. | Huyện Hoài Đức chỉ đạo xử lý thông tin Chất lượng Việt Nam phản ánh |
Năm 2004, để hợp thức giấy tờ, 6 anh chị em trong gia đình thỏa thuận bằng miệng cho ông Giang Đại Hùng (em út trong gia nhà, trú tại số 88A5, An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ) đại diện 6 anh chị em đứng tên sổ đỏ căn nhà này (không có văn bản chính thức). Ông Hùng phải cam kết chỉ là người đại diện đứng tên chứ hoàn toàn không phải tài sản riêng của ông. Khi gia đình có nhu cầu chuyển nhượng phải được sự đồng ý của cả 6 anh chị em. Mọi việc trông coi, sửa chữa căn nhà đều do 4 người con gái bỏ tiền cùng làm. Tuy nhiên, đến tháng 4/2011, gia đình bà Sinh phát hiện ông Hùng đã tự ý bán mảnh đất nêu trên (giữ lại một phần làm nhà thờ tổ) với giá gần 7,5 tỷ đồng và chia cho 4 chị em gái tổng số tiền là 1,3 tỷ đồng. Điều đáng nói, ông Hùng làm được sổ đỏ mà không hề có sự ủy quyền của 5 thành viên trong gia đình… Tại cuộc họp để xác minh nguồn gốc đất nêu trên, theo cán bộ UBND xã Đức Giang, thửa đất nêu trên được đo đạc năm 2005, nguồn gốc của cụ Giang Văn Mão, là bố ông Giang Đại Hùng. Trên thửa đất cụ Mão để lại có 1 gian nhà cấp 4. Sau khi cụ Mão qua đời, cụ Giang Thị Tiện ở và sử dụng diện tích đất trên, còn toàn bộ con cháu của cụ đều thoát ly. Năm 1995, cụ Tiện mất, thửa đất và ngôi nhà ở thôn Cao Trung đóng cửa không ai ở. Theo bản đồ đo đạc và sổ mục kê năm 1986 là thửa đất số 874, diện tích 444 m2đứng tên cụ Giang Thị Tiện. Năm 2005, UBND xã tổ chức cho các hộ kê khai hồ sơ xin cấp sổ đỏ trong đó có hộ gia đình ông Giang Đại Hùng. Năm 2006, ông Hùng về kê khai hồ sơ làm sổ đỏ và nộp thuế đất ở… Tuy nhiên, điều đáng nói là hồ sơ xét duyệt năm 2006 của ông Giang Đại Hùng, theo UBND xã và phòng TNMT huyện, hiện nay đang… thất lạc. Xin được nói thêm, mặc dù xã và huyện cho rằng hồ sơ xét duyện cấp sổ đỏ cho gia đình ông Giang Đại Hùng đã bị thất lạc nhưng trong năm 2011, ông Hùng đã bán một phần diện tích đất của cha mẹ để lại cho 8 cá nhân khác và 8 hộ này đều đã được cấp sổ đỏ phần đất mình mua… Luật sư Lại Xuân Cường - Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng trong trường hợp này có thể khẳng định UBND huyện Hoài Đức cấp sổ đỏ là trái pháp luật với lý do ông Hùng không phải người thừa kế duy nhất của cụ Tiện. Việc cấp sổ đỏ cho ông Hùng là chưa đúng đối tượng dẫn đến việc ông Hùng bán đất là phạm pháp. Nếu UBND xã, huyện cho rằng hồ sơ bị thất lạc thì cán bộ quản lý hồ sơ để thất lạc phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức… Bà Giang Thị Sinh cùng các đồng thừa kế khác của cụ Tiện có thể khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Hùng và 8 cá nhân đã nhận chuyển nhượng nhà đất của ông Hùng, đồng thời có thể yêu cầu tòa án xem xét hủy sổ đỏ cấp trái pháp luật cho ông Hùng và những cá nhân có liên quan. Văn Giang |