Phân cấp,ửaLuậtĐầutưcôngđểtrảlờicâuhỏiquottạisaocótiềnmàkhônglàmđượkhánh hoà vs nam định phân quyền rõ ràng để thúc đẩy đầu tư công Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng |
Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương trong đầu tư công. Ảnh: Quốc hội |
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Đầu tư công (sửa đổi) vào ngày 29/10/2024, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh đến việc giải quyết những nút thắt nêu trên để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, không để “tiền chờ dự án, dự án chờ tiền”.
Trong đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, Quốc hội quyết định các dự án quan trọng quốc gia, còn lại giao cho các địa phương phân bổ, Chính phủ quyết định các dự án do các bộ, ngành là chủ đầu tư. Việc cá thể hoá trách nhiệm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Liên quan đến những vướng mắc của giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh, công tác này cần đi trước một bước để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện.
Về phía các đại biểu Quốc hội, những sửa đổi để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương cũng được đánh giá cao.
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý sẽ tạo sự chủ động cho Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh, trong việc chủ động quyết định chủ trương đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thủ tục đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư công.
Bên cạnh đó, việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giữa các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ tạo sự chủ động cho UBND các tỉnh sớm điều chỉnh kế hoạch vốn để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có căn cứ thực hiện, qua đó đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đồng thời, tạo điều kiện cho Ủy ban nhân dân các cấp trong việc điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn, kịp thời giao vốn, hạn chế tối đa tình trạng “vốn chờ dự án”, “dự án chờ vốn” như hiện nay.
Nhưng đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị đánh giá kỹ lưỡng về năng lực thẩm định, đánh giá của cơ quan, người có thẩm quyền được giao quyết định, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả quản lý vốn đầu tư công.
Đồng thời, nghiên cứu cơ chế kiểm soát, xử lý để bảo đảm việc tổ chức triển khai thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư công đối với các dự án này đạt hiệu quả.
Cũng phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, một trong những đột phá của dự thảo Luật là đã phân cấp phân quyền, theo đúng tinh thần Hội nghị trung ương 10 là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Trước những lo ngại về năng lực cấp xã, cấp huyện còn hạn chế, Bộ trưởng khẳng định, việc phân cấp hay không phụ thuộc vào quyết định của cấp trên, nếu thấy năng lực chưa đủ thì sẽ không phân cấp, linh hoạt trong điều hành. Nếu cấp được phân công cảm thấy năng lực chưa đủ cũng có thể xin rút.
Về quy định dự án nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ tại dự thảo Luật, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quy định mức 10.000 tỷ đồng thực hiện theo Luật hiện hành đã được 27 năm, trong khi theo rà soát thì số dự án có vốn trên 30.000 tỷ đồng là 30 dự án, nên càng hạ xuống thì khối lượng công việc của Quốc hội càng tăng lên.
Nên từ quy mô nền kinh tế, độ trượt giá và thực tiễn cũng như để đảm bảo ổn định luật được 5-10 năm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng mức dưới 30.000 tỷ đồng là hợp lý.