【soi kèo ac milan vs fiorentina】Cấm hay hạn chế dùng điện thoại trong trường học ?

- Mới sáng sớm nghe bà la lối như loa phóng thanh vậy bà Tám?ấmhayhạnchếdngđiệnthoạitrongtrườnghọsoi kèo ac milan vs fiorentina

- Thiệt là bực mình.

- Chuyện gì nữa?

- Hai đứa cháu yêu, cháu quý tui nè.

- Có quậy thì từ từ mà dạy, bà làm quá tụi nó đi bụi đời ráng chịu.

- Nói ra thiệt là chán biết bao nhiêu luôn.

- Con nít mà, bà cứ la lối, đánh mắng, chửi bới vậy không phải là cách hay đâu.

- Dạy rồi mà có được đâu.

- Bà cứ nói tui rõ coi, xem tui có giúp được gì không? Tui kinh nghiệm chuyện này đầy mình, mấy đứa cháu tui cũng thứ ba học trò, mà tui “xử lý” xong, giờ ngoan hết biết.

- Vụ xài điện thoại trong lớp đó, đem điện thoại vô lớp chơi game bị mắng vốn mấy lần. Mà có phải bây nhiêu đó đâu, đem điện thoại theo bị mất một lần, bị bể màn hình đâu hai lần, coi chịu nổi nó không.

- Vậy sao bà không bắt tụi nó để điện thoại ở nhà. Tui là không cho mấy đứa cháu tui đem điện thoại đi học luôn đó, khỏi xảy ra mấy chuyện như bể điện thoại, mất điện thoại hay nhiều câu chuyện phát sinh khác.

- Nghĩ cho tụi nhỏ đem theo đặng có đưa rước này nọ hay về sớm về trễ cũng có cách gọi cho cha mẹ, ông bà thông báo.

- Tui thấy cứ vô tới trường học là cấm hết điện thoại đi, giờ giấc học hành thời khóa biểu có hết rồi đó, chắc không có biến động gì nhiều. Còn cấp học cao hơn như các cháu cấp III thì cho đem theo nhưng không được sử dụng trong khuôn viên trường học.

- Vậy những tiết học có sử dụng điện thoại thì sao đây?

- Thực tế số tiết học có sử dụng điện thoại hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có.

- Tui thấy thay vì cấm thì nên dạy các em, các cháu sử dụng điện thoại một cách phù hợp.

- Vậy như thế nào là phù hợp?

- Sử dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng thời điểm, không lạm dụng, chứ cứ quản không được thì cấm cũng chưa hẳn là cách hay, đó là những kỹ năng cần thiết.

- Nói thì nghe dễ lắm, hễ có điện thoại trong tay thì “ngứa ngáy” lắm bà ơi, phải bật lên coi cái này, xem cái kia, đọc cái nọ. Ông có biết là rất nhiều nước đã cấm điện thoại trong trường học không?

- Ủa vậy là nhiều nước cấm rồi hả.

- Đúng, không phải ít mà là nhiều nước đã cấm và có những nước đang dự định sẽ cấm tới đây. Các nước cấm dùng điện thoại trong lớp như Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Trung Quốc... nè.

- Thực tế chuyện học sinh, trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên sử dụng điện thoại gây tác hại rất nhiều, Tổ chức Y tế thế giới mới cảnh báo đây.

- Cảnh báo sao nói nghe coi.

- Đa phần các em sử dụng điện thoại để giải trí, chơi game, lên mạng xã hội chứ còn dùng để học hành thì ít lắm. Người ta khảo sát một số nước cho thấy: Hơn 30% thanh thiếu niên chơi trò chơi trực tuyến hàng ngày và 22% trong số đó chơi ít nhất 4 giờ. 12% số thanh thiếu niên có nguy cơ “nghiện” cờ bạc. Còn theo báo cáo của tổ chức UNICEF, 83% trẻ em từ 12-13 tuổi sử dụng internet. Con số này tăng lên 93% ở độ tuổi 14-15 tuổi.

- Ở Việt Nam mình thì sao?

- Theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm trước, thì trẻ em sử dụng mạng xã hội từ 5-7 giờ/ngày. Một nghiên cứu của Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 10-12% học sinh lớp 3 đã tiếp xúc với internet.

- Điều đáng nói là hầu như các em chưa có nhiều nhận thức, kỹ năng ứng phó tốt với các tình huống xảy ra trên mạng, nếu có những thông tin xấu độc, thiếu kiểm chứng sẽ rất đáng lo ngại.

- Thời nay công nghệ luôn cần thiết nhưng cần sử dụng cho mục đích phục vụ cuộc sống. Một tiết học 45 phút đem điện thoại ra coi này coi kia hết cả chục phút còn học hành gì nữa. Đó là chưa nói chuyện cứ lén lút cúi xuống gầm bàn xem thì ảnh hưởng đến mắt, cột sống nữa, này đâu phải chuyện chơi đâu.

- Rất mong các trường có những cách giảng dạy kỹ năng phù hợp, dạy các em cách dùng mạng xã hội, điện thoại di động đúng cách, khi sự tự nguyện, tự động được phát huy thì dù không cấm các em cũng không xài điện thoại khi lên lớp học!

BÀ TÁM, ÔNG TƯ

World Cup
上一篇:Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
下一篇:Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc