【kataller toyama】Doanh nghiệp bất động sản "gặp khó" trong tiếp cận vốn

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 17:14:48 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:149次

Doanh nghiệp bất động sản còn nhiều khó khăn

Theệpbấtđộngsảngặpkhótrongtiếpcậnvốkataller toyamao thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) thành lập mới và số lượng doanh nghiệp (DN) quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, trong đó số lượng DN thành lập mới là 7.124 DN, tăng 31,9%; số lượng DN quay trở lại hoạt động là 1.769 DN, tăng 77,3%.

Số liệu trên cho thấy, hoạt động của các DN trong lĩnh vực BĐS đã dần phục hồi so với thời điểm năm 2021 - khi mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hoạt động của các DN kinh doanh BĐS vẫn còn có nhiều khó khăn.

Hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã dần phục hồi so với thời điểm năm 2021.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã dần phục hồi so với thời điểm năm 2021.

Cụ thể, nhiều DN gặp khó trong việc triển khai thực hiện dự án do có vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án, đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất.

Với việc kiểm soát chặt chẽ của thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu nên các DN kinh doanh BĐS đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án.

Lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của DN cũng tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản?

Khó khăn liên quan tới thủ tục pháp lý và "tắc" nguồn vốn là hai vấn đề lớn khiến nhiều DN BĐS gặp khó khăn hiện nay. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, ngày 8/11 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng Bộ Xây dựng đã có cuộc họp riêng với các DN BĐS phía Nam và Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Phát biểu tại hội nghị nêu trên, ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lê Thành cho biết, DN kỳ vọng các vấn đề về pháp lý sẽ được tháo gỡ nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh. Đặc biệt, việc sửa đổi hệ thống luật cần được thúc đẩy.

Nhiều DN khác cũng phản ánh, vấn đề “đau đầu” nhất hiện nay với nhiều DN là “tắc” tiếp cận vốn ở nhiều kênh, cả tín dụng lẫn trái phiếu BĐS. Việc khó khăn trong tiếp cận tín dụng khiến tiền không có rót vào làm dự án; đồng thời cũng ảnh hưởng thanh khoản cho những sản phẩm đã hoàn thiện bởi khách hàng cũng khó tiếp cận vốn.

Tín dụng lĩnh vực bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro

“Tín dụng đối với bất động sản thường dài hạn, cần số tiền lớn. Đặc biệt, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Trong khi đó, huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, nên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, nếu không kiểm soát tốt sẽ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản” - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh trong phiên giải trình trước Quốc hội vừa qua.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, các nội dung kiến nghị, giải pháp tháo gỡ từ DN sẽ được bộ tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong thời gian tới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, nếu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, trách nhiệm các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các bộ, ngành, các địa phương, hưởng ứng tích cực của DN, thị trường BĐS sẽ dần cải thiện và đi vào ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Cùng đó, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường như: khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023; kiểm soát cơ cấu lại tín dụng BĐS bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro; đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS theo đúng quy định pháp luật.

Để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của DN BĐS, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1 - 2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100 - 200 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接