当前位置:首页 > World Cup

【arsenal nữ】Kho bạc Nhà nước Hà Nội:Giải ngân nhanh nguồn vốn xây dựng cơ bản

KBNN Hà Nội

Hoạt động giao dịch tại KBNN Hà Nội. Ảnh: Hạnh Thảo

Ông Đào Thái Phúc - Giám đốc KBNN Hà Nội cho biết,ạcNhànướcHàNộiGiảingânnhanhnguồnvốnxâydựngcơbảarsenal nữ đơn vị đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn để thực hiện tốt việc thu ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi.

Tăng cường phương pháp thu hiện đại

Với số thu trên địa bàn Thủ đô lớn, KBNN Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu phải giải quyết tốt 2 vấn đề chính là đơn giản hóa quy trình thủ tục thu nộp NSNN và tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Ngoài ra, đơn vị còn triển khai mở rộng và đẩy mạnh việc phối hợp thu với các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn theo phương thức thanh toán song phương điện tử cũng như đôn đốc các khoản tạm thu, tạm giữ kịp thời nộp vào NSNN.

Bên cạnh đó, KBNN Hà Nội còn mở rộng việc phối hợp thu cho các đơn vị KBNN có tài khoản tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các NHTM; phối hợp với Ngân hàng Công thương Việt Nam triển khai thí điểm thu NSNN qua máy chấp nhận thẻ (POS) tại 3 KBNN quận, huyện: Thanh Xuân, Mê Linh, Hà Đông.

“Việc thu NSNN qua máy chấp nhận thẻ còn khá mới mẻ và đang trong thời gian thí điểm, nhưng đã được các khách hàng đánh giá cao về sự đổi mới không ngừng trong cải cách thủ tục của đơn vị và đáp ứng được yêu cầu đề ra trong mục tiêu phát triển của toàn hệ thống KBNN trong thời gian tới là không dùng tiền mặt trong giao dịch” - ông Phúc cho biết.

Với các cách làm tích cực này nên KBNN Hà Nội luôn đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời với số thu rất lớn. Trong năm 2015 vừa qua, tổng số thu NSNN trên toàn địa bàn là hơn 158.000 tỷ đồng, đạt gần 112% dự toán. Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt hơn 93.000 tỷ đồng, tương đương với gần 110% dự toán, thu ngân sách địa phương hơn 64.000 tỷ đồng, đạt gần 115% dự toán.

Thí điểm phương pháp thanh toán tối ưu

Ông Phúc cũng cho biết, ngoài việc thu NSNN cao thì việc chi trên địa bàn TP. Hà Nội cũng cao tương ứng. Do đó, để kiểm soát chặt chẽ và minh bạch trong chi tiêu công, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cũng như cải cách thủ tục hành chính, KBNN Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ và chuyên môn.

Đặc biệt, trong năm qua, KBNN Hà Nội đã triển khai thí điểm ứng dụng thẻ tín dụng mua hàng phục vụ chi tiêu công và thí điểm dịch vụ công trực tuyến tại đơn vị. Thẻ tín dụng này được sử dụng cho toàn bộ các khoản chi NSNN (trừ các chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, các khoản chi phải qua đấu thầu, rút tiền mặt), không chỉ góp phần tạo thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình chi tiêu mà còn tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý chi tiêu công. Đồng thời, thẻ tín dụng cũng giúp đơn vị sử dụng NSNN có thêm lựa chọn trong thanh toán các khoản chi ngân sách, tiết kiệm các chi phí xã hội, chi phí nghiệp vụ kho bạc trong quá trình thanh toán.

Nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân

“Trong năm 2015, nhu cầu vốn từ ngân sách thành phố để đầu tư các công trình trọng điểm khoảng gần 7.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn cho giải phóng mặt bằng gần 4.000 tỷ đồng.

Trong năm 2015, KBNN Hà Nội đã tổ chức thành công 2 đợt phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô với số lượng đạt 4.000 tỷ đồng (bằng 100% kế hoạch năm) và được UBND thành phố đánh giá hoàn thành suất sắc nhiệm vụ”.

Ông Đào Thái Phúc - Giám đốc KBNN Hà Nội.

Nói về công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), Giám đốc Đào Thái Phúc cho biết, Hà Nội là địa bàn tập trung rất nhiều công trình trọng điểm quốc gia nên cũng sử dụng nguồn vốn ngân sách lớn.

Việc giải ngân cho các công trình này cũng có nhiều khó khăn, do tiến độ thực hiện còn chậm, mà nguyên nhân chủ yếu là vướng ở công tác giải phóng mặt bằng (xác định nguồn gốc đất, lên phương án bồi thường, hỗ trợ,...) hay chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn thiếu chủ động trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó là các vướng mắc về cơ chế, chính sách, hoặc như một số dự án đã đầy đủ thủ tục, có khối lượng hoàn thành nhưng lại chưa gửi đến KBNN để làm thanh toán mà cứ dồn vào những ngày cuối năm, gây khó khăn cho kho bạc.

Để tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, với chức năng và nhiệm vụ của mình, KBNN Hà Nội đã tập trung phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội tham mưu về cơ chế, chính sách từng bước tháo gỡ các vướng mắc, đặc biệt là vốn giải phóng mặt bằng cho các dự án, công trình trọng điểm.

Bên cạnh đó, KBNN Hà Nội còn theo dõi sát sao và chủ động đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương thu hồi tạm ứng vốn đầu tư nhằm giảm số dư tạm ứng. Với các công trình, dự án có khối lượng nghiệm thu và đầy đủ các hồ sơ, thủ tục, KBNN Hà Nội cũng đề nghị thực hiện thanh toán ngay.

Với vai trò làm cầu nối giữa chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền, KBNN Hà Nội còn thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án để ghi nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh tập trung vào các vấn đề về thủ tục, hoàn thiện hồ sơ thanh toán, các vấn đề về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, có giải pháp xử lý tháo gỡ kịp thời....

Nhờ tích cực áp dụng các biện pháp mà nhiều dự án trọng điểm như: Đường vành đai I (Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu); dự án đường vào phía đông khu tưởng niệm Chu Văn An; dự án đường 5 kéo dài;... đã hoàn thành đúng tiến độ được đưa vào sử dụng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước cũng như làm giảm tình trạng ùn tắc về giao thông.

Ngoài ra, về tiến độ giải ngân đầu tư XDCB chung, KBNN Hà Nội cũng là đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao so với cả nước với nguồn vốn ngân sách trung ương đến hết ngày 31/1/2016 vừa qua giải ngân được 7.955 tỷ đồng, đạt trên 81% kế hoạch và vốn ngân sách địa phương giải ngân được 14.571 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch.

Vân Hà

分享到: