【tài 2.25 là sao】Phải tạo áp lực cạnh tranh cực mạnh để doanh nghiệp nhà nước tiến lên 4.0
Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước | |
Chính phủ đưa ra 3 nhóm giải pháp đẩy mạnh quản lý vốn và cổ phần hóa DNNN | |
Các chuyên gia kiến nghị gì về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước?ảitạoáplựccạnhtranhcựcmạnhđểdoanhnghiệpnhànướctiếnlêtài 2.25 là sao | |
Bàn giải pháp đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước |
Sáng 5/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Mức độ sẵn sàng của DNNN trong trong Công nghiệp 4.0: Thực trạng và kiến nghị chính sách”.
Hội thảo “Mức độ sẵn sàng của DNNN trong trong Công nghiệp 4.0: Thực trạng và kiến nghị chính sách”. Ảnh: H.Dịu |
Mức độ trung bình
Theo CIEM, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với chỉ đạo phải có cơ chế cho DNNN thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình dự thảo chiến lược quốc gia về Công nghiệp 4.0 quy định trọng trách của DNNN có nêu, DNNN chủ động, tích cực thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của DN, làm hình mẫu cho các DN khác noi theo.
Các chuyên gia cho hay, việc ứng dụng được các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của DNNN: nâng cao năng suất, cải thiện quản trị, cải thiện quản lý của Chủ sở hữu, tạo thành lợi thế dẫn dắt thị trường, thúc đẩy hợp tác… từ đó sẽ tăng hiệu quả cho công tác đổi mới, tái cơ cấu DNNN, nhất là những DN còn yếu kém. Vì thế, nhiều DN đã nhanh chóng triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 như xây dựng nhà máy thông minh, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), quản trị điện tử…
Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, nếu so sánh với các DN tư nhân thì mức độ sẵn sàng, thực sự ứng dụng Công nghiệp 4.0 của các DNNN đang thấp hơn, chỉ ở mức độ trung bình. Đặc biệt, trong các DNNN thì mức độ này lại không đồng đều ở quy mô và tính chất sở hữu.
Cụ thể, DNNN có quy mô càng lớn thì mức độ sẽ cao hơn so với DNNN quy mô vừa và nhỏ. DNNN có sở hữu nhà nước càng ít thì năng lực, trình độ và mức độ ứng dụng 4.0 cao hơn so với DNNN được Nhà nước sở hữu tỷ lệ lớn.
Chưa là đối tượng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo?
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo ông Trịnh Đức Chiều, Phó Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM), chủ yếu là do những bất cập về cơ chế chính sách đối với DNNN trong Công nghiệp 4.0.
Theo đó, hiện vẫn thiếu văn bản pháp lý, chính sách, chiến lược khoa học công nghệ đặt ra mục tiêu cụ thể, định lượng cho DNNN. Ràng buộc cứng duy nhất đối với các DNNN là lập quỹ phát triển khoa học công nghệ: trích 3-10% của thu nhập tính thuế. DNNN chưa thực sự được coi là một đối tượng quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chưa có quy định, chính sách ràng buộc hợp tác, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các DNNN để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thiếu cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện đầu tư, phát triển; thiếu các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu DNNN theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.
Trình bày về những khó khăn của DN, ông Lê Hải Đăng, Trưởng ban chiến lược phát triển của EVN đặc biệt nhấn mạnh đến việc thu hút nhân tài đến làm việc tại DNNN.
Theo ông Đăng, hiện EVN cũng có công ty con chuyên về công nghệ thông tin nhưng cơ chế tài chính, cơ chế tiền lương không có nhiều khác biệt, nên không những khó khăn trong thu hút nhân tài mà còn rất dễ bị “chảy máu” chất xám, vì DN tư nhân có nhiều cơ chế đãi ngộ tốt hơn. Ngoài ra, việc triển khai công nghiệp 4.0 như blockchain, AI còn nhiều cách hiểu chưa đồng nhất, khó ứng dụng vào DN đặc thù như EVN.
Đồng quan điểm, đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, DNNN chưa thực sự hỗ trợ để phát huy hết tiềm năng của người lao động, khiến họ chưa toàn tâm toàn ý hoàn thành mục tiêu.
Bên cạnh đó, đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại về cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc, như cơ chế cho phép DNNN trích 3-10% của thu nhập tính thuế để thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ nhưng việc triển khai lại rất khó, thậm chí không thể áp dụng được. Hơn nữa, vì là cơ chế sở hữu nhà nước, nên khi đầu tư vào các dự án công nghệ, người phê duyệt dự án sẽ gặp rủi ro cao nếu dự án không có lãi, trong khi chưa có chính sách nào được đưa ra để khắc phục 100%.
Từ những ý kiến này, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, Nhà nước cần phải tạo động lực, thậm chí là áp lực cạnh tranh cực mạnh để các DNNN thực sự ứng dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, các DNNN cần tái cơ cấu, cải cách để có phương thức hoạt động theo hướng thị trường nhiều hơn, Nhà nước cũng phải thể hiện vai trò định hướng, không “ôm ấp” hoạt động của DNNN.
相关文章
Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
Quy định hiện hành yêu cầu học viên phải học lý thuyết với thời gian từ 44 - 168 giờ, học thực hành2025-01-10Nhiều học sinh nhập viện do nghi ăn xôi gà buổi sáng
Theo tin tức trên báo Dân Trí, vụ việc xảy ra với học sinh trường Trung họ2025-01-10Tìm thấy chất gây ung thư trong một số nhãn hiệu sữa bột cho trẻ em
Foodwatch cho biết trong số 16 nhãn hiệu sữa công thức được xét nghiệm, 8 nh&ati2025-01-10Sai phạm hàng loạt, bệnh viện đa khoa Triều An bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt
Sai phạm hàng loạt, bệnh viện đa khoa Triều An bị Thanh tra Bộ Y tế xử p2025-01-10Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
Nhận định bóng đá U23 Braga với U23 CD Mafra hôm nayTrong lịch sử đối đầu giữa h2025-01-10Trí nhớ có thể bị ảnh hưởng bởi gây tê phẫu thuật
Các nhà nghiên cứu cho biết điều này là do sự thay đổi nhận thức t2025-01-10
最新评论