Qua theo dõi,ủtụcđầutưdựánvốnnướcngoàicònvướngmắcác trận đấu ngoại hạng anh tối nay Bộ Tài chính nhận thấy việc chuẩn bị các thủ tục đầu tư của dự án thường kéo dài, trong một số trường hợp đã dẫn đến thời gian triển khai dự án không đủ và chủ dự án buộc phải xin gia hạn thời gian thực hiện dự án.
Số dự án phải làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trong nửa đầu năm 2019 là 26 chương trình, dự án. Điển hình là các dự án đường sắt đô thị với tổng vốn đã ký kết gần 4,5 tỷ USD, trong đó 4/7 dự án đang trong giai đoạn thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư. Việc bố trí nguồn vào giải ngân cho các dự án này đến nay vẫn đang đình trệ.
Ngoài ra, có dự án thiếu vốn đối ứng. Để có thể nhanh chóng ký kết dự án, nhiều bộ, ngành và địa phương đã cam kết bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính trên thực tế, có rất nhiều dự án chưa được bố trí hoặc bố trí không đủ vốn đối ứng dẫn đến triển khai các dự án rất chậm.
Đối với các dự án có nguồn vốn nước ngoài, một trong những vướng mắc nhắc đến nhiều thời gian qua đó là về thủ tục kiểm soát chi, giải ngân, rút vốn. Theo Bộ Tài chính, số đơn vị gửi hồ sơ làm thủ tục rút vốn niên độ 2019 thấp.
Tính đến nay, có 4 cơ quan trung ương và 38 địa phương vẫn chưa làm thủ tục giải ngân với Bộ Tài chính; có 6 cơ quan trung ương và 22 địa phương đã làm thủ tục giải ngân trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, các cơ quan có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng hồ sơ rút vốn sai, thiếu thủ tục, điển hình như đơn đề nghị rút vốn các khoản chi không đúng chế độ; chi tư vấn quản lý dự án, thực hiện dự án; chi mua ô tô khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép; tạm ứng khi chưa có quyết định giao dự toán vốn…/.
Minh Anh