Ngoại Hạng Anh

【las palmas – celta】Ưu đãi trong FTA, bánh ngon khó "xơi"?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Tới đây, doanh nghiệp sẽ được tự cấp C/O để giảm bớt thời gian cũng như thủ tục hành chính. Ảnh inte las palmas – celta

uu dai trong fta banh ngon kho quotxoiquot

Tới đây, doanh nghiệp sẽ được tự cấp C/O để giảm bớt thời gian cũng như thủ tục hành chính. Ảnh internet.

C/O- con đường duy nhất

Bà Bùi Kim Thùy, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư… là cấu phần quan trọng trong các FTA, nhưng nội dung được "đẩy đi" trước tiên là thương mại hàng hóa, thể hiện bằng kết quả hữu hình khi hiệp định kết thúc là khoảng 85-95% dòng thuế về 0% hoặc về 0% theo lộ trình.

"Làm sao để được hưởng ưu đãi đó? Duy nhất chỉ có cách đáp ứng quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho mỗi hiệp định. Khi đáp ứng quy tắc xuất xứ thì hàng hóa có C/O ưu đãi, sau đó sang lãnh thổ nước nhập khẩu mới được hưởng thuế quan ưu đãi", bà Thùy khẳng định.

Trên thực tế, đàm phán thuế quan và đàm phán về quy tắc xuất xứ luôn song hành. Nếu không có đàm phán quy tắc xuất xứ thì đàm phán thuế quan là vô nghĩa và ngược lại. Bà Thùy nhấn mạnh thêm: "Nếu chỉ nói đến ưu đãi mà không nói làm thế nào để hưởng ưu đãi thì cũng giống như miếng bánh ngon nhưng khó "xơi"".

Một vị đại diện của Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, các doanh nghiệp dệt may hiện mới chỉ biết đến việc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi nước ta tham gia các FTA mà chưa có nhận thức, hiểu biết đầy đủ về đáp ứng các yêu cầu C/O, nhất là C/O ưu đãi.

Theo bà Thùy, C/O giúp xác định hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. "Chúng tôi hay nói vui, C/O giống như hộ chiếu để doanh nghiệp đi nước ngoài, là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để cơ quan hải quan nước ngoài biết được hàng hóa đến từ đâu, đáp ứng đúng tiêu chí được thiết kế cho hiệp định này hay không và hưởng thuế quan bao nhiêu %", vị này khẳng định.

Ngoài ra, C/O giúp đảm bảo sự cân bằng giữa "thuận lợi hóa thương mại" và "phòng tránh gian lận thương mại"; đo mức độ tận dụng ưu đãi FTA từ các thành viên FTA.

Ví dụ, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2015 đạt 15 tỷ USD nhưng chỉ có 1/3 kim ngạch được hưởng thuế quan ưu đãi C/O form E, 67% còn lại có thể đang chịu thuế MFN. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu đi không quan trọng bằng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA.

Tới đây, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU có hiệu lực nhưng dệt may, da giày không đáp ứng quy tắc xuất xứ của 2 hiệp định này, có thể tổng kim ngạch xuất khẩu đến Hoa Kỳ, Canada, EU lớn nhưng vẫn phải chịu mức thuế cao. Đây không phải điều mà các cơ quan chính phủ mong muốn.

Hưởng ưu đãi không có nghĩa là xong

Sau khi xin được C/O ưu đãi và hưởng thuế ưu đãi không có nghĩa là mọi chuyện đã xong bởi các nước còn áp dụng cơ chế hậu kiểm.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng xuất xứ hàng hoá, Cục xuất nhập khẩu cho biết, trong các FTA thế hệ mới, cơ chế chứng nhận xuất xứ là chủ động, tức là các nước doanh nghiệp được tự chứng nhận C/O. Tuy nhiên, đi liền với cơ chế này, hầu hết các FTA mới thường có các quy định rất chặt liên quan tới tạm dừng ưu đãi và quản lý lỗi hành chính cũng như cơ chế xác minh xuất xứ.

Quy định tạm dừng ưu đãi và quản lý lỗi hành chính áp dụng khi nước nhập khẩu phát hiện ra có một lượng nhập khẩu tăng đột biến sang bên nước đó mà lượng sản xuất tại nước xuất khẩu không đủ, họ tìm hiểu nguyên nhân để cho dừng ưu đãi. Phạm vi áp dụng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với ngành hàng.

Ví dụ, khi doanh nghiệp xe đạp xuất khẩu sang EU gây ra một số lỗi hành chính và làm C/O giả để xuất khẩu sang EU. Khi bên EU phát hiện ra số lượng đột biến từ Việt Nam (thông thường hàng năm 10 triệu chiếc xe xuất sang EU nhưng tới năm sau lượng xe khoảng 20-30 triệu) phía EU sẽ nghi ngờ và khi có đủ chứng cớ họ sẽ tạm dừng ưu đãi không chỉ với doanh nghiệp mà còn với ngành hàng xe đạp.

Thậm chí, trong các FTA thế hệ mới còn có cơ chế bắt cơ quan cấp của nước xuất khẩu phải đền bù các thiệt hại về lỗi hành chính, thuế quan với các C/O đã bị cấp lỗi.

Ví dụ như thị trường Hàn Quốc, bà Thùy cho hay, doanh nghiệp khi đã xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc không có nghĩa là xong mà phải 3 năm sau mới xong. Bởi lẽ, cơ quan Hải quan Hàn Quốc thường xuyên “quật” lại hồ sơ và yêu cầu xác minh C/O Việt Nam cấp cho doanh nghiệp.

Trung bình mỗi năm, Bộ Công Thương nhận được hàng nghìn thư yêu cầu xác minh lại C/O. Nếu cơ quan cấp C/O không giải trình được sẽ phải yêu cầu doanh nghiệp giải trình lại. Nếu doanh nghiệp không giải trình được, trong 6 tháng phía Hàn Quốc ngay lập tức sẽ áp thuế MFN. Do vậy, khi làm hồ sơ chứng từ, doanh nghiệp phải hết sức cẩn thận.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap