【tỷ số vô địch ý】Pfizer công bố về loại thuốc viên trị Covid
Cụ thể,ôngbốvềloạithuốcviêntrịtỷ số vô địch ý thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer có tên là Paxlovid, sử dụng kết hợp với loại thuốc kháng virus đã biết là ritonavir. Thuốc được chỉ định sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên.
Hồi tháng trước, Merck công bố thuốc molnupiravir cho hiệu quả ngăn ngừa tử vong và nhập viện vì COVID-19 là 50% ở nhóm những người trưởng thành nguy cơ cao. Thuốc của Pfizer hoạt động theo cơ chế "khóa" một enzyme mà virus SARS-CoV-2 cần để nhân bản. Trong khi đó, thuốc của Merck có cơ chế hoạt động khác, làm lỗi một mã gen của virus. Cả hai công ty đều chưa công bố kết quả thử nghiệm đầy đủ.
Thử nghiệm của Pfizer tiến hành với 1.219 bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ hoặc vừa nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh nặng, như cao tuổi hoặc béo phì. Kết quả phân tích chỉ ra 0,8% nhóm người được sử dụng thuốc của Pfizer trong vòng 3 ngày xuất hiện triệu chứng cuối cùng phải nhập viện điều trị, không có người nào tử vong trong vòng 28 ngày sau khi được dùng thuốc. Trong khi đó, tỷ lệ nhập viện ở nhóm dùng giả dược là 7% và có 7 ca tử vong ở nhóm này. Các tỷ lệ khá tương đương khi bệnh nhân được cho dùng thuốc trong vòng 5 ngày sau khi có triệu chứng, với 1% nhóm được điều trị bằng thuốc phải nhập viện trong khi ở nhóm dùng giả dược là 6,7%, trong đó có 10 ca tử vong.
Thuốc kháng virus được sử dụng càng sớm thì càng phát huy hiệu quả cao, đặc biệt tốt nếu được dùng trước khi bệnh phát nặng. Trước đó, hãng dược phẩm Merck cũng thực hiện thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19 trong vòng 5 ngày kể từ khi người bệnh xuất hiện triệu chứng.
Pfizer không công bố chi tiết các tác dụng phụ trong quá trình điều trị nhưng cho biết tỷ lệ phát sinh tác dụng phụ là khoảng 20% ở cả nhóm dùng thuốc và nhóm dùng giả dược. Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla khẳng định những dữ liệu trên chỉ ra thuốc kháng virus đường uống của công ty nếu được cấp phép sẽ có tiềm năng cứu mạng sống của bệnh nhân, giảm nguy cơ bệnh nặng với hiệu quả có thể lên đến 90%.
Pfizer cho biết sẽ cung cấp các dữ liệu thử nghiệm sơ bộ loại thuốc mới cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) để bổ sung hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp mà công ty đã nộp từ tháng 10 vừa qua.
Hiện Pfizer cũng đang nghiên cứu sử dụng thuốc điều trị COVID-19 ở bệnh nhân không có nguy cơ bệnh nặng cũng như trong ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở người phơi nhiễm virus.
Dù các chuyên gia dịch bệnh đều nhấn mạnh việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bằng cách tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất giúp kiểm soát dịch bệnh nhưng hiện nay mới chỉ có khoảng 58% dân số Mỹ được tiêm phòng đầy đủ trong khi ở nhiều nước khác, nguồn cung vaccine còn hạn chế.
Bảo Linh (t/h)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Cảnh báo nguy cơ mất an toàn từ nầm lợn không rõ nguồn gốc
- ·Thu hồi lô thuốc nhỏ mắt Tobraquin do Dược phẩm Bình Minh nhập khẩu không đạt chất lượng
- ·Vụ ngộ độc botulinum ở Bình Dương: Kiểm nghiệm 16 mẫu chả và pate chay
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Ngăn chặn hơn một tấn dược liệu nhập lậu định tuồn về Hà Nội
- ·Lào Cai: Thu giữ gần 600 đôi giày nhập lậu, không hóa đơn chứng từ
- ·Hàng giả mạo nhãn hiệu: Lập tài khoản Facebook để chào bán hàng hóa giả mạo
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Ham rẻ mua phấn mắt trang điểm gây tác hại khó lường
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Nóng tình trạng buôn lậu hàng hóa trên môi trường mạng
- ·Vì sao thẩm mỹ viện Thảo Vy của hoa hậu Nguyễn Thị Thu Thảo bị xử phạt?
- ·Hậu quả khi sử dụng giày dép chỉnh hình chân bẹt kém chất lượng và tác hại khôn lường
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Những tác hại nếu sử dụng đai nịt bụng kém chất lượng thường xuyên
- ·Thận trọng khi để trẻ nhỏ chơi viên bi
- ·Thu gom 700 chiếc mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng về bán kiếm lời
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Bình ga mini phát nổ trong lúc ăn lẩu khiến người đàn ông bị bỏng khắp mặt