当前位置:首页 > Cúp C2

【kq bong đa y】Tăng trưởng năng suất lao động đang bị “kẹt” lại

Chỉ 1/4 lực lượng lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ,kẹtkq bong đa y bằng cấp
Kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn về năng suất lao động
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Hội thảo “Năng suất lao động ở Việt Nam – Nguồn gốc và thách thức cho sự tăng trưởng”. Ảnh: H.Dịu
Hội thảo “Năng suất lao động ở Việt Nam – Nguồn gốc và thách thức cho sự tăng trưởng”. Ảnh: H.Dịu

Sáng 28/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo “Năng suất lao động ở Việt Nam – Nguồn gốc và thách thức cho sự tăng trưởng”.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay, để thực hiện được những mục tiêu về tăng trưởng kinh tế thì chìa khóa chính là nâng cao năng suất lao động của Việt Nam.

Theo VCCI, năng suất lao động năm 2020 của Việt Nam tính theo giá so sánh năm 2010 chỉ tăng 5,4% (so với mức tăng 6,2% năm 2019, và ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây), đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành (tương đương 5.081 USD/lao động). Mức tăng này cao hơn khi so sánh với các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cho rằng, mức tăng này chưa đủ nhanh để có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác, nên Việt Nam cần phải có nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong việc cải thiện năng suất quốc gia.

Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020, theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore. Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.

Cũng tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS) đánh giá, năng suất tuyệt đối của khu vực chế biến chế tạo - cốt lõi của khu vực công nghiệp lại không tăng theo thời gian mà lại “kẹt” lại trong suốt 20 năm từ năm 2000 đến nay. Không có sự tăng trưởng vượt bậc. Cùng với đó, tăng trưởng năng suất của khu vực FDI cũng chững lại. Trong khi đó, tăng trưởng năng suất lao động của khu vực tư nhân vẫn đều đặn.

Lý giải thêm về vấn đề này, theo ông Thành cho, trước năm 2000, FDI thâm dụng vốn và công nghệ chiếm đa số (khai thác mỏ, năng lượng, xe máy, ô tô, khuôn đúc...). Sau đó, FDI quy mô lớn, thâm dụng lao động, định hướng xuất khẩu chiếm ưu thế (may mặc, giày dép, lắp ráp điện tử...). Các hoạt động này có giá trị gia tăng trong nước thấp và năng suất lao động thấp.

Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trong nền kinh tế cũng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy năng suất lao động.

Đặc biệt, theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, cần có một phong trào tăng trưởng năng suất lao động một cách cương quyết, để đưa những nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động ên mức cao hơn ở tầm lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

分享到: