【tin tottenham】Hỗ trợ học sinh nghèo: nơi có, nơi không...

时间:2025-01-26 00:38:54 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 15/3/2017, một lần nữa Sở Tài chính có Công văn số 799/STC-QLNS gởi Sở GD&ĐT Cà Mau và UBND các huyện, thành phố về việc đề nghị các đơn vị báo cáo thực hiện chế độ theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Quyết định 239/QĐ-TTg. Sở yêu cầu các đơn vị gởi báo cáo theo nội dung của biểu mẫu do sở đính kèm. Theo đó, một số huyện có kê khai thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP, còn một số địa phương không kê khai, trong đó có huyện Ngọc Hiển và Thới Bình.

BÀI 2: Cần xử lý kiên quyết

Trách nhiệm đã rõ

Khi phát hiện việc thực thi chậm Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Phòng GD&ĐT 2 huyện Năm Căn và Cái Nước đã khắc phục bằng cách xuất kinh phí dự trù chi cho đối tượng thụ hưởng, sau đó đề nghị Sở Tài chính bổ sung. Cụ thể, huyện Cái Nước đã dùng kinh phí tồn của năm 2015 chuyển sang để thực hiện chi trả năm 2016 với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng; huyện Năm Căn chi trả hơn 670,5 triệu đồng cho các đối tượng thụ hưởng năm 2016.

Đoàn kiểm tra thủ tục hành chính Sở Tư pháp làm việc với Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình.Ảnh: Hoàng Diệu

Bà Tạ Huyền Thanh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Năm Căn, cho hay: “Phòng GD&ĐT và Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng thực hiện nghị định này. Tuy nhiên, trong quá trình Phòng Tài chính rà soát, có những trường hợp phải điều chỉnh lại cho đúng nên chậm. Song, phòng cũng đã kịp thời tham mưu UBND huyện dùng nguồn kinh phí dự phòng của ngành giáo dục để chi hỗ trợ (năm 2016). Đối với năm học 2017-2018, phòng vừa gửi nhu cầu kinh phí thực hiện cấp bù học phí đến Sở Tài chính. Nhu cầu năm 2017 hơn 1,7 tỷ đồng và nhu cầu năm 2018 là gần 2 tỷ đồng”.

Nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng Biên tập Báo Cà Mau trao quà và học bổng cho học sinh trường Tiểu học Tân Hưng, huyện Cái Nước.Ảnh: Yến Nhi

Huyện Ngọc Hiển cũng đã có thống kê nhu cầu (của Phòng GD&ĐT) cho năm học mới (gồm cấp mầm non và THCS trên 882 triệu đồng) để chi hỗ trợ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

Theo Công văn số 382/BC-UBND ngày 29/8/2017 của UBND huyện Thới Bình, huyện đang khẩn trương triển khai Nghị định 86/2015/NĐ-CP và Thông tư 09 đến các điểm trường trực thuộc rà soát, xét duyệt, lập danh sách các đối tượng thụ hưởng ngay khi bắt đầu năm học mới 2017-2018.

HĐND huyện Ngọc Hiển tặng xe đạp cho học sinh nghèo xã Tân Ân.Ảnh: Chí Hiểu

Việc không tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP thuộc trách nhiệm của UBND huyện Thới Bình và Ngọc Hiển, từ đó dẫn đến việc chậm chi trả cho các đối tượng thụ hưởng, ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh và phụ huynh.

Đến ngày 30/8/2017, Sở Tài chính chưa nhận được báo cáo nhu cầu kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù miễn, giảm học phí của UBND huyện Thới Bình và Ngọc Hiển đối với năm 2016”, Công văn số 2507/STC-QLNS, ngày 30/8/2017 của Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh Cà Mau nhận định.

Sở Tài chính cũng đồng thời đề xuất hướng khắc phục, xử lý đối với UBND các huyện báo cáo chậm nhu cầu kinh phí chi trả cho các đối tượng thụ hưởng thì phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trong việc chậm tổng hợp nhu cầu kinh phí gởi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh báo cáo về Bộ Tài chính.

Cần xử lý nghiêm

Nhằm kịp thời khắc phục “sự cố” này, Sở Tài chính đã báo cáo UBND tỉnh tại Công văn số 2507/STC-QLNS ngày 30/8/2017. Đồng thời đề nghị: “UBND các huyện khẩn trương báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện gởi Sở Tài chính để cấp bổ sung cho ngân sách huyện đối với học kỳ II của năm học 2016-2017 (từ tháng 1-5/2017). Thời gian của học kỳ I năm học 2016-2017 trở về trước, nếu các địa phương chưa tổng hợp báo cáo nhu cầu gởi Sở Tài chính thì tự cân đối ngân sách cấp mình để chi trả theo quy định tại Điểm d, Khoản 2 và Điểm đ, Khoản 3, Điều 6 của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH”, Giám đốc Sở Tài chính Đoàn Quốc Khởi thông tin.

Sở Tài chính còn đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố chấn chỉnh ngay việc chậm thực hiện chi trả các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư liên tịch số 09.

Ngày 30/8/2017, ông Đoàn Quốc Khởi, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết hướng khắc phục (có thể) đối với các địa phương chưa thực hiện: “Các huyện phải rà soát lại các đối tượng thụ hưởng, có danh sách cụ thể từng đối tượng, trên cơ sở đó Sở Tài chính báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh để giải quyết khoản kinh phí của năm 2015-2016 và học kỳ II của năm học 2016-2017. Bởi, thời gian này đã qua niên hạn quyết toán tài chính”.

Vấn đề chậm trễ như đã nêu rất cần có hướng xử lý thích đáng để các đối tượng được thụ hưởng và đảm bảo đúng tiến độ, đúng người, để không lặp lại những khúc mắc của ngành giáo dục, hạn chế đến mức tối thiểu lượng học sinh bỏ học, đặc biệt là bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. Theo báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT, lượng học sinh biến động trong năm học vừa qua rất lớn. Chỉ tính riêng tiểu học và THCS đã giảm 6.577 học sinh (thời điểm cuối năm học và đầu năm học).

Hiện nay, việc thống kê rà soát lại đối tượng học sinh, sinh viên thụ hưởng theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP hết sức khó khăn. Bởi, năm học bắt đầu vào tháng 9 của năm trước và kết thúc vào tháng 5 của năm sau. Trong khi kết quả rà soát hộ nghèo thường được chốt vào cuối năm. Vì vậy, số đối tượng thụ hưởng có biến động giữa 2 học kỳ của năm học.

Thông tư 09 cũng đã giới hạn khoảng thời gian để thực hiện hỗ trợ như: trình tự chi trả hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù miễn, giảm học phí được chi trả 2 lần trong năm. Lần 1 chi trả vào tháng 10 hoặc tháng 11, lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Phong Phú

Theo thông tin Báo Cà Mau có được, nhu cầu kinh phí để thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP của năm học 2017-2018 khoảng 29 tỷ đồng. Sở Tài chính đã làm dự toán ngân sách trình Bộ Tài chính, đang chờ phê duyệt.

Để đảm bảo cho tất cả học sinh, sinh viên được đến trường trong năm học mới 2017-2018; không có học sinh bỏ học vì không tiền đóng học phí và trang trải chi phí học tập, ngày 25/8/2017, Sở GD&ĐT ban hành Công văn số 2036/SGDĐT-KHTC gởi trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thủ trưởng đơn vị, trường học thuộc sở. Tại công văn này, sở yêu cầu các đơn vị phải triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 09/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

 

Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Năm Căn Hứa Trọng Nhơn: "Sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Phòng Giáo dục huyện sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc việc chậm trễ như đã qua. Đồng thời, năm học mới này, chúng tôi sẽ triển khai thực hiện đúng tiến độ, đúng đối tượng thụ hưởng. Nếu đơn vị trường học nào trong huyện thực hiện chậm, chúng tôi sẽ đề nghị kiểm điểm và xử lý (nếu cần thiết).

Còn về khó khăn của công tác hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, chúng tôi sẽ triển khai đến các trường học để kết hợp với UBND các xã rà soát đối tượng thụ hưởng, đảm bảo việc hỗ trợ gạo cho học sinh không bị bỏ sót đối tượng.

Ngành giáo dục cũng sẽ kết hợp với chính quyền địa phương rà soát đối tượng học sinh vùng bãi ngang ven biển xã Tam Giang Đông và ấp Bỏ Hủ, ấp đặc biệt khó khăn của xã này.

 

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau Đoàn Quốc Khởi: “Cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các địa phương”


Theo ông Đoàn Quốc Khởi, việc phát hiện nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc thực hiện chậm theo tinh thần Nghị định 86/2015/NĐ-CP đến nay đã rõ và sở cũng đã báo cáo UBND tỉnh.

Tuy nhiên, để công tác này đảm bảo thực hiện tốt trong thời gian còn lại (đến năm học 2020-2021), rất cần phải được giám sát thực hiện nghiêm túc vì đây là chính sách có sự phối hợp thực hiện của nhiều ngành trong cùng một địa phương.

Mặt khác, với những địa phương tuy kịp thời khắc phục cũng rất cần việc rà soát đúng đối tượng, bởi rất có thể có sai sót, hoặc lọt đối tượng, hoặc trùng đối tượng thụ hưởng như quy định. Sở Tài chính luôn đảm bảo nhu cầu kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, không riêng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Nguồn kinh phí trong dự toán chi ngân sách Nhà nước của tỉnh Cà Mau năm 2017 vẫn còn. Khi các địa phương khắc phục sự chậm trễ và đáp ứng đủ các điều kiện đối tượng thụ hưởng theo quy định thì sở sẽ chi.

 

UBND huyện Ngọc Hiển nhận thiếu sót

Tại Công văn phúc đáp số 884/UBND-VX ngày 31/8/2017 của UBND huyện Ngọc Hiển về việc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Cà Mau, do ông Ngô Minh Toại, Phó chủ tịch UBND huyện ký đã thừa nhận: “Việc thực hiện báo cáo của huyện có trễ so với quy định, UBND huyện xin nhận thiếu sót”.

Mặt khác, huyện cũng đã triển khai thực hiện một phần nội dung của Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, năm học 2016-2017, huyện đã chỉ đạo các trường xem xét miễn học phí cho 565 học sinh, giảm học phí cho 319 học sinh với tổng kinh phí miễn, giảm là 406.350.000 đồng.
Đến ngày 31/8, UBND huyện đã báo cáo chính thức tổng nhu cầu kinh phí thực hiện theo Nghị định 86. Cụ thể, năm học 2016-2017 có 2.684 đối tượng thuộc diện thụ hưởng với số tiền 1.957.950.000 đồng; năm học 2017-2018 có 2.780 đối tượng thuộc diện thụ hưởng với tổng kinh phí cần là 1.981.809.000 đồng.

 

Trên 3% học sinh giảm chưa rõ nguyên nhân

Tỷ lệ học sinh giảm hằng năm của tỉnh Cà Mau trong 2 năm học gần đây đều dao động ở mức trên 3% so với tổng số học sinh, sinh viên toàn tỉnh.

Năm học 2015-2016, chỉ tính riêng học sinh 2 cấp (tiểu học và THCS), toàn tỉnh giảm 6.250 học sinh (tỷ lệ khấu trừ đầu năm và cuối năm). Năm học 2016-2017, lượng học sinh 2 cấp học này trong tỉnh cũng giảm 6.083 em.
Nếu tính cả lượng biến động học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh, 2 năm học gần nhất giảm trung bình trên 3%/năm.
Khi hỏi về nguyên nhân của sự biến động này, các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT đều không rõ với nguyên do không quản lý số liệu từ phòng giáo dục các huyện.

Như vậy, liệu con số 3% học sinh giảm có thuộc các đối tượng thụ hưởng Nghị định 86/2015/NĐ-CP hay không? Giảm có phải do bỏ học, có phải do chuyển đi khỏi địa bàn tỉnh hay không? Và nếu có thì tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh chuyển đi cụ thể là bao nhiêu?

Tất cả các câu hỏi này, chuyên viên tổng hợp Văn phòng Sở GD&ĐT, lãnh đạo Văn phòng Sở GD&ĐT đều trả lời không nắm rõ.

 

推荐内容