Ngoài những kết quả đạt được khi thực hiện chỉ thị,àNộithêmyêucầutrongtiếpdânsauquyđịnhcấmghihìti le keo bong da Hà Nội cũng chỉ ra những thiếu sót, hạn chế như: Lịch tiếp công dân định kỳ, thường xuyên còn thiếu hoặc chưa đúng quy định; hệ thống bảng, biểu quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân chưa đầy đủ; chưa trang bị đủ máy tính phục vụ sử dụng phần mềm quản lý tiếp công dân, xử lý đơn thư... | Ảnh minh họa |
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tiếp công dân, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 07. Lãnh đạo TP đề nghị tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện chỉ thị tại trụ sở Tiếp công dân cấp huyện và tại UBND cấp xã. Đồng thời thực hiện đồng bộ, thống nhất tại cấp xã về phòng tiếp, trang thiết bị, hệ thống bảng, biểu, sổ ghi chép.... phục vụ công tác tiếp công dân và ngày tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND cấp xã. Các đơn vị cần rà soát để sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định, quy chế về công tác tiếp công dân từ cấp huyện đến cấp xã đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và quy định của UBND TP. Chỉ đạo thực hiện đúng các quy định về tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn nhằm giải quyết vụ việc ngay khi mới phát sinh, không để khiếu kiện, gửi đơn thư vượt cấp. Ngoài ra, phải xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo an toàn tại trụ sở Tiếp công dân; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng phần mềm quản lý tiếp công dân, xử lý đơn thư của TP đối với UBND cấp xã trên địa bàn nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Chủ tịch Hà Nội giao Ban tiếp công dân TP chủ động tổ chức thành lập tổ công tác kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Thanh tra TP cũng phải tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định... Trước khi ký công văn này, Chủ tịch Hà Nội cũng đã ký quyết định ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân TP. Ngoài các quy định chung, nội quy cũng ghi rõ: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo ủy viên Thường trực UB Pháp luật của QH Bùi Văn Xuyền, việc Hà Nội ra một quy định căn cứ trên luật Tiếp công dân, luật Tổ chức chính quyền địa phương, nghị định hướng dẫn thi hành luật Tiếp công dân mà đặt ra những chế định không có trong luật là không phù hợp. Cả luật Tiếp công dân và nghị định 64/2014 hướng dẫn luật này đều không có quy định cấm ghi âm, ghi hình ở trụ sở tiếp công dân. Lý giải việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, có quy định cấm ghi hình cán bộ tiếp dân nhằm “chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi tiếp, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác”. Trong trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản với nhau để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch”, ông Chung nói. Hà Nội lý giải việc cấm ghi hình cán bộ tiếp dân nếu chưa xin phépTheo một lãnh đạo Ban Tiếp công dân TP Hà Nội, quy định không quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự đồng ý là để ngăn chặn các trường hợp cực đoan. |