当前位置:首页 > La liga > 【alianza vs】Anh sống mãi với đất, với người Cà Mau

【alianza vs】Anh sống mãi với đất, với người Cà Mau

2025-01-10 17:17:50 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Sinh ra tại đất Cần Thơ, song cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Phan Ngọc Hiển lại gắn liền với vùng đất Cà Mau. Anh đã cùng đồng đội làm nên mốc son của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, sự kiện lịch sử này trở thành ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân tỉnh Cà Mau. 82 năm qua (13/12/1940-13/12/2022), tinh thần khởi nghĩa Hòn Khoai luôn bất diệt, và tên người Anh hùng Phan Ngọc Hiển luôn sống mãi với đất, với người Cà Mau.

Tỉnh Cà Mau có huyện Ngọc Hiển, nơi gắn liền với cuộc đời hoạt động của người chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển. Năm 1931, đồng chí Phan Ngọc Hiển 21 tuổi, đến Cà Mau vừa dạy học, vừa phụ trách Công hội đỏ ở Rạch Gốc - Tân Ân, tạo điều kiện bám cơ sở hợp pháp, nắm tình hình công nhân các lò than để gây dựng phong trào quần chúng. Ðồng chí chọn địa điểm Cây me Rạch Gốc để tổ chức các buổi hội họp, gặp gỡ Nhân dân trong vùng, để truyền đạt những tư tưởng tiến bộ, giác ngộ nhiều thanh niên Rạch Gốc - Tân Ân theo Ðảng, gây dựng nên những hạt giống đỏ cho phong trào cách mạng tại địa phương.

Cây me Rạch Gốc được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2016. Trong quần thể di tích này còn có Nhà bia ghi danh liệt sĩ xã Tân Ân. Ðây là địa chỉ đỏ để thế hệ hôm nay tìm hiểu lịch sử đấu tranh cách mạng và tự hào với truyền thống quê hương. Anh Nguyễn Tuấn Vũ, Bí thư Xã đoàn Tân Ân, chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn khuôn viên nơi đây sạch đẹp. Vào ngày 13/12 hàng năm thì mời các cô, chú cựu chiến binh nói chuyện truyền thống, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng. Ðồng thời gắn kết về nguồn, chăm lo gia đình người có công với cách mạng”.

Giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Rạch Gốc viếng Bia tưởng niệm 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai.

Hòn Khoai, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa vang dội ngày ấy được Nhà nước công nhận Di tích  lịch sử - văn hoá cấp quốc gia ngày 25/9/1992. Nơi đây còn sừng sững hải đăng Hòn Khoai, được thực dân Pháp xây dựng năm 1920, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất của hải phận Việt Nam, gắn với cuộc nổi dậy chiếm tháp đèn của tù nhân Hòn Khoai. Tháng 7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng biển Hòn Khoai, được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, có thể đón các tàu biển có tải trọng lớn nhất thế giới. Hiện nay, trên đảo Hòn Khoai, các cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng 700 luôn chắc tay súng ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại thị trấn Rạch Gốc có Bia tưởng niệm các liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, được xây dựng hơn 30 năm. Ðó là biểu tượng của niềm tự hào để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp nối truyền thống, quyết tâm xây dựng quê hương phát triển. Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Tháng 12 hàng năm thị trấn đều phát động tháng cao điểm thực hiện các phong trào thi đua đến 6 khóm, 4 ấp, các ngành, đoàn thể và dâng hương tưởng nhớ các chiến sĩ  khởi nghĩa Hòn Khoai… Bên cạnh đó, vào ngày 14/6 âm lịch (ngày 10 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai hy sinh), địa phương đều tổ chức lễ giỗ tại bia tưởng niệm, với sự tham gia của thân nhân liệt sĩ và đông đảo các tầng lớp Nhân dân…”.

Trang sử vẻ vang của quê hương mãi ghi công những tấm gương chiến sĩ bất khuất, làm nên tiếng vang của khởi nghĩa Hòn Khoai. Các anh mãi mãi sống với quê hương, khi giờ đây tên đất, tên đường, tên trường đều gắn liền với tên các anh: Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn); đường Phan Ngọc Hiển, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi... Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Năm Căn) được thành lập từ năm 1986; sau nhiều lần chia tách, di dời, trường luôn tự hào mang tên Anh hùng Phan Ngọc Hiển. Nhiều năm qua trường luôn đạt thành tích tiêu biểu, hàng năm có trên 10 em đoạt giải học sinh giỏi các cấp, tỷ lệ học sinh khá, giỏi trên 53%. Năm học 2021-2022, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của trường đạt trên 99%. Thầy Phan Văn Việt, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt truyền thống dưới tượng Anh hùng Phan Ngọc Hiển trong sân trường, để các em học sinh hiểu hơn lịch sử địa phương, tiếp nối xây dựng quê hương. Ðặc biệt, giáo viên, học sinh của trường luôn tự hào và noi gương tự học, tinh thần yêu nước của Anh hùng Phan Ngọc Hiển. Tuy mồ côi cha mẹ khi mới lên 10, nhưng đồng chí Phan Ngọc Hiển đã mày mò, tự học thi đỗ vào Trường Trung học Sư phạm Sài Gòn, sau đó đến Gạch Rốc mở trường dạy học, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên”.

Trẻ em địa phương vui chơi dưới gốc Cây me Rạch Gốc (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa chỉ đỏ để thế hệ hôm nay tìm hiểu lịch sử đấu tranh cách mạng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Ðảng bộ, Nhân dân tỉnh Cà Mau đầu tư xây dựng nghĩa trang để tưởng nhớ công lao của 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. Ngày 6/4/2011, Nghĩa trang 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ðồng thời, công trình được tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp và được đổi tên thành Ðền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. Công trình có diện tích hơn 8.000 m², gồm các hàng mục: hồ nước, mô hình đảo Hòn Khoai thu nhỏ, đền thờ, nhà che mộ, nhà quản lý… với tổng mức đầu tư 40,5 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh. Ðây là công trình văn hoá truyền thống, thể hiện trách nhiệm tri ân đối với những người đi trước, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Cà Mau.

Ở tỉnh Cà Mau còn duy trì tổ chức giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển, định kỳ 5 năm 1 lần. Năm 2020 là lần thứ IV tỉnh Cà Mau tổ chức xét tặng cho tác giả, nhóm tác giả trong, ngoài tỉnh có tác phẩm, công trình có giá trị về tư tưởng nội dung, hình thức nghệ thuật, phản ánh về đất và người Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Với chặp cải lương “Rạng ngọc Hòn Khoai”, tác giả Tiết Văn Dũng là 1 trong 14 tác giả được nhận giải thưởng mùa IV.

Tác giả Tiết Văn Dũng chia sẻ: “Lịch sử luôn là nguồn cảm hứng bất tận để các nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn. Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, tôi cảm xúc trước khí tiết anh hùng của đồng chí Phan Ngọc Hiển, dù chịu những trận tra tấn dã man, song trước giây phút hy sinh, thầy giáo Phan Ngọc Hiển vẫn hiên ngang hô lớn làm cho kẻ thù phải run sợ: “Những người cộng sản coi cái chết rất bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được ấm no. Nhất định những người kế tục chúng tôi sẽ tiêu diệt được thực dân Pháp! Nhất định Việt Nam sẽ được độc lập”.

Tinh thần kiên trung, bất khuất của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đã hun đúc ý chí chiến đấu của Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau, đứng lên cùng dân tộc làm nên thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Truyền thống cách mạng vẻ vang đã và sẽ là nguồn động lực, niềm tin để Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau viết tiếp trang sử trong thời kỳ xây dựng, phát triển quê hương./.

 

Mộng Thường

 

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读