您现在的位置是:World Cup >>正文

【tigers fc vs】Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng

World Cup8人已围观

简介Việt Nam vững tin trên con đường hòa bình và thịnh vượng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cụ thể hóa ...

Việt Nam vững tin trên con đường hòa bình và thịnh vượng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cụ thể hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Khát vọng Việt Nam hùng cường năm 2045
Sau ngày đất nước được thống nhất, khát vọng chung của người dân Việt Nam là một quốc gia thịnh vượng.
Sau ngày đất nước được thống nhất, khát vọng chung của người dân Việt Nam là một quốc gia thịnh vượng.

Độc lập và thống nhất

Cách đây 49 năm, sự kiện ngày 30/4/1975 đã khắc ghi một dấu mốc trọng đại trong lịch sử hình thành và phát triển đầy gian lao của dân tộc Việt Nam: những nỗ lực bền bỉ để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã thành công trọn vẹn, đất nước được thống nhất, non sông được thu về một mối.

Chiến thắng ngày 30/4/1975 đã phá vỡ những âm mưu can thiệp nội bộ và chia tách đất nước ta của các thế lực nước ngoài, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, đọc trước quốc dân đồng bào từ ngày 2/9/1945: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”. Vì thế, sự kiện ngày 30/4/1975 cũng đã khẳng định với thế giới rằng nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận sự sắp đặt số phận của đất nước bởi các thế lực ngoại bang.

Ba thập kỷ chiến tranh trong giai đoạn giữa thế kỷ 20 cho thấy cho dù dân tộc Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt về nhân lực, vật lực, và cơ hội phát triển nhưng chiến thắng ngày 30/4/1975 chính là minh chứng thuyết phục về sự tiếp nối truyền thống đấu tranh chống lại những dã tâm của các thế lực ngoại bang, bảo vệ sự toàn vẹn bờ cõi lãnh thổ quốc gia. Thành quả cách mạng ngày 30/4/1975 đã hiện thực hóa quyết tâm nhất quán của cả dân tộc, thể hiện qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến từ năm 1946: “Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm”.

Nhìn lại lịch sử nước ta có thể thấy, một trong những động lực sâu xa nhất cho ngày chiến thắng 49 năm về trước chính là khát vọng cháy bỏng về một quốc gia độc lập. Quả vậy, chỉ có khát vọng cháy bỏng của cả một dân tộc thì lớp lớp các thế hệ mới có thể đương đầu với các mối đe dọa từ bên ngoài, không chấp nhận những thỏa hiệp thiển cận, vượt qua khó khăn để bảo vệ nền độc lập và thống nhất non sông.

Khát vọng thịnh vượng

Sau ngày đất nước được thống nhất, hẳn nhiên, khát vọng chung của người dân Việt Nam là một quốc gia thịnh vượng.

Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khát vọng thịnh vượng đó còn mang định hướng xã hội chủ nghĩa, thịnh vượng trên nền tảng nhân văn, nhân ái, tức là phát triển vì con người.

Sau gần 40 năm thực hiện các chính sách đổi mới và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2009. Mới đây, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra tầm nhìn cho giai đoạn mới: đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Có thể nói, tầm nhìn 2045 đã phản ánh đúng khát vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ 21.

Kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4 năm nay diễn ra trong một bối cảnh mới, khi Việt Nam và Mỹ đã chính thức nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Sau những nỗ lực bền bỉ trong nhiều năm của lãnh đạo và nhân dân hai nước, đặc biệt là sự quyết đoán của chính quyền hai nước hiện nay, Việt Nam và Mỹ đã thống nhất khép lại quá khứ, gác lại những khác biệt, tin tưởng và ủng hộ nhau để cùng phát triển.

Thời gian đã giúp cho cả hai phía Việt Nam và Mỹ nhận ra rằng cơ sở then chốt nhất cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước chính là sự hiểu biết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Tôn trọng các lợi ích chính đáng của mỗi bên, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước, giúp đỡ nhau cùng phát triển được lãnh đạo cả hai nước xác định là những nguyên tắc có thể bảo đảm cho sự bền vững của mối quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden hồi tháng 9/2023, phía Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai". Phía chính quyền Mỹ cũng khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam trở nên "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".

Vượt qua thách thức

Đặt trong quan hệ với tầm nhìn lãnh đạo đến năm 2045 thì thách thức rõ nhất với tiến trình phát triển của Việt Nam chính là “bẫy thu nhập trung bình”. Thực tế, một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình giúp chúng ta ý thức nghiêm túc hơn về nguy cơ không thể bứt phá để vươn lên nhóm các quốc gia phát triển. Một số quốc gia láng giềng đã đạt được những thành tựu nhất định từ hai đến ba thập kỷ trước đây nhưng hiện nay vẫn không thể nâng mức GDP bình quân đầu người vượt qua 10.000 USD/năm.

Nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” buộc chúng ta không chỉ phải nhất quán và kiên định về quyết tâm, mà còn phải quyết liệt hành động để đất nước không lỡ hẹn về một quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Bên cạnh ý chí và quyết tâm chính trị, nỗ lực hành động nhất quán, Việt Nam cũng cần tri thức hiện đại trong tiến trình quản trị quốc gia. Cùng với đó là sự cộng hưởng mạnh mẽ và bền vững từ các động lực xã hội, hay “lòng Dân hợp với ý Đảng”.

Thị trường, vốn, tri thức khoa học, trình độ công nghệ là những thế mạnh sẵn có của nước Mỹ và cũng chính là những nguồn lực mà Việt Nam hết sức cần cho tiến trình phát triển. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần những chuyển động thể chế và chính sách ở trong nước để các nguồn lực nêu trên của nước Mỹ có thể đến với Việt Nam thuận lợi hơn, quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn.

Những thăng trầm và kết quả tốt đẹp hiện nay trong quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ giúp cả hai ý thức hơn về giá trị của độc lập dân tộc, hòa bình và hợp tác với tư cách là những điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng và phát triển.

Tags:

相关文章