【truc tiep inter miami】Cần thay đổi cách quản trị doanh nghiệp nhà nước
“Không thể không thay đổi”
Theầnthayđổicáchquảntrịdoanhnghiệpnhànướtruc tiep inter miamio TS Trần Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương (CIEM), xét về chính trị và định hướng phát triển, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ở Việt Nam có vai trò lớn và vị trí hết sức quan trọng. Đó là thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế, là trụ cột của quốc gia trong cạnh tranh với các tập đoàn…
Thế nhưng, thực tế thì các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thường thiếu tầm nhìn, không xác định cụ thể sứ mệnh định vị giá trị mà họ sẽ hướng đến trong bối cảnh và quá trình phát triển ở Việt Nam. Không tập trung đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành cốt lõi mà đầu tư ngoài ngành tìm kiếm địa tô và capital gain (lãi vốn). Không tạo dựng được lợi thế và năng lực cạnh tranh mới cho quốc gia.
“DNNN là công cụ thực hiện chính sách và nhiệm vụ xã hội, nhưng lại không buộc phải chú ý đến “làm thế nào kiếm ra tiền”, không thể hiện trách nhiệm và giá trị xã hội trong chiến lược và cách thức kinh doanh của họ. Là công cụ ổn định vĩ mô nhưng trên thực tế họ lại là một trong số các nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm cho bất ổn trở nên trầm trọng hơn. Là trụ cột cạnh tranh của nền kinh tế nhưng chưa trở thành doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế mà chỉ độc quyền trên thị trường nội địa” – TS Trần Đình Cung nhận định.
Về cơ cấu và thể chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, TS Trần Đình Cung chỉ ra một loạt khiếm khuyết: Hiện nay vẫn không có cơ chế và thể chế giám sát, đánh giá đối với những tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện quyền sở hữu nhà nước cũng như hoạt động thực hiện quyền chủ sở hữu của họ. Hệ quả là không có bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả quyền chủ sở hữu là Nhà nước.
“Ví dụ điển hình là hiện tượng các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành đã được phát hiện và trao đổi ít nhất từ năm 2008. Đây là trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân được ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào chịu trách nhiệm về vấn đề này và chưa có bất kỳ ai bị xử lí kỉ luật dù chỉ với hình thức và mức độ thấp nhất” – TS Trần Đình Cung dẫn chứng.
Tóm lại không thể không thay đổi cách quản trị DNNN là khẳng định của các chuyên gia tại hội thảo.
Thay đổi thế nào?
Theo TS Trần Đình Cung, cần thay đổi tư duy, định vị lại vai trò và trách nhiệm của DNNN trong phát triển kinh tế. Phải có cách nhìn hệ thống và toàn diện giải pháp đồng bộ. Riêng về quản trị, chọn hai khâu đột phá.
Một làthiết lập thể chế yêu cầu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước công khai, minh bạch hóa thông tin theo thông lệ quốc tế, buộc các cơ quan, cá nhân, đại diện chủ sở hữu và các bên liên quan trực tiếp hoặc liên đới chịu trách nhiệm giải trình về kết quả, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN.
Hai làđổi mới tư duy, thiết lập công cụ xây dựng năng lực của thể chế chuyên trách, thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước theo thông lệ tốt và pháp luật hiện hành.
Ông Sameer Goyal- cán bộ của Ngân hàng Thế giới cho rằng: Việc quản trị tại các DNNN gặp nhiều thách thức. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ có một mục tiêu duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận và một cơ quan duy nhất quản lý, thì DNNN lại có các mục đích mâu thuẫn nhau (vừa phải đảm bảo mục tiêu kinh doanh vừa phục vụ mục tiêu an sinh xã hội). Bên cạnh đó, DNNN phải nằm dưới sự quản lí của nhiều cơ quan phức tạp từ Trung ương cho đến các bộ, ngành.
Tất cả những yếu tố này có thể giải quyết thông qua việc nâng cao hiệu quả quản trị DNNN.
Ông Sameer Goyal khuyến nghị: Chính phủ không cần tham gia vào công việc quản lí hàng ngày của DNNN và phải cho phép các doanh nghiệp quyền tự chủ hoạt động hoàn toàn để đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn phải tiến hành kiểm toán độc lập hàng năm dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. DNNN phải tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán chất lượng cao giống như các công ty niêm yết. DNNN lớn hoặc đã niêm yết phải công bố thông tin tài chính và phi tài chính theo các tiêu chuẩn chất lượng cao được quốc tế công nhận.
Lương Bằng
相关文章
Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
Chiều 15/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký quyết định nói trên. Theo đó, Chủ tịch Hà Nội q2025-01-12Á hậu Việt kết hôn ở tuổi 38: Mẹ đơn thân nuôi 5 con, dư dả nhờ bán hàng online
(VTC News) - Trước khi kết hôn, nàng Á hậu này là mẹ đơn thân nuôi 5 con, sống dư dả nhờ kinh doanh2025-01-12Kiểu trang phục trung tính đơn sắc nhẹ nhàng mà không thể rời mắt
(VTC News) - Trang phục trung tính đơn sắc nhẹ nhàng không chỉ dễ phối mà còn mang đến vẻ đẹp tinh t2025-01-12Mẹo gội đầu giúp tóc lâu bị bết
(VTC News) - Tóc thường tiết ra nhiều dầu dẫn đến tình trạng bết là điều khiến nhiều người cảm thấy2025-01-12Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng Doanh nghiệp sắt thép, nhiệt đi2025-01-12Biểu tượng phong cách quý cô sành điệu gọi tên áo khoác trench coat
(VTC News) - Áo khoác trench coat không chỉ đơn thuần là một món đồ giữ ấm, mà còn là biểu tượng của2025-01-12
最新评论