Kênh TikTok Thảo Mola - Món lạ vườn nhà của Thảo có hơn 210.000 lượt theo dõi và hơn 1,ỏviệclươngcaovềquêbánnôngsảnlầnđầulivestreamchốtngànđơnhàkết qủa bóng đá8 triệu lượt thích. Mỗi lần cô lên sóng livestream, có hàng nghìn lượt người xem trực tiếp.
Bị nói "khùng" vì bỏ phố về quê bán nông sản
Nguyễn Thị Tường Thảo (SN 1995) là con thứ trong gia đình có 6 chị em gái. Từ nhỏ, Thảo thường xuyên theo bố đi làm vườn, lên lớp 3 cô đã ra trông sạp hàng rau củ quả cho mẹ ở chợ.
Quen với chuyện buôn bán, lại sinh ra và lớn lên ở thủ phủ rau quả của tỉnh Lâm Đồng, Thảo có niềm đam mê đặc biệt với các nông sản.
Ngày xuống TP.HCM theo học ngành kỹ sư Hóa tại ĐH Nông Lâm, Thảo kiếm thêm thu nhập nhờ bán rau sạch. “Em bán rau củ quả do mẹ gửi xuống, đỡ được phần nào chi phí sinh hoạt, học tập tại thành phố”, Thảo chia sẻ.
Sau đại dịch Covid-19, cô phát hiện xu hướng tiêu dùng của người dân đã thay đổi. Mọi người chuộng mua sắm online, chú trọng hơn tới các loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khoẻ.
“Em sẽ nghỉ việc để về bán rau sạch”, ý định này loé lên trong đầu cô gái 9X. Nghĩ là làm, Thảo dứt khoát xin nghỉ việc để về quê bán nông sản bất chấp sự phản đối của anh chị em và bạn bè.
“Mọi người ai cũng nói em khùng. Bạn bè, anh chị ai cũng khuyên em nên nghĩ lại. Khi đó em chỉ cần cố làm 3 tháng nữa thôi là sẽ được thưởng một khoản tiền lớn cuối năm”, Thảo nói. Khi đó, chỉ có mẹ Thảo ủng hộ. Mẹ muốn cô được làm công việc mình yêu thích.
“Về quê lương 3 triệu thì mẹ nuôi”, Thảo nhớ lại lời động viên từ mẹ mình.
Tháng 9/2022, cô gái 9X mang 2 tấm bằng đại học kỹ sư ngành hóa và cử nhân kinh tế bỏ phố về quê với ước mơ khởi nghiệp bán hàng nông sản.
Không có vốn, không có kinh nghiệm, kiến thức về các loại rau quả gần như là con số 0 với Thảo. Thế nên, cô xin làm thuê tại hợp tác xã (HTX) Vườn nhà Đà Lạt để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.
“Em xin vào đây làm vì là HTX có nhiều loại rau quả độc đáo và cũng rất ấn tượng với chị giám đốc của HTX”, Thảo nói.
HTX khi đó không có nhu cầu tuyển thêm lao động, đặc biệt với người có 2 tấm bằng đại học như Thảo. Song cô quyết tâm thuyết phục, xin làm ở vị trí đóng gói sản phẩm rau quả của HTX với mức lương của một người lao động chân tay để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.
Livestream bán hàng, khách ồ ạt chốt đơn
Ngày đầu tiên đi làm, Thảo bất ngờ khi thấy mô hình sản xuất của HTX. Mỗi năm ở đây trồng hàng trăm loại rau củ quả, chất lượng sản phẩm đều rất tốt, tuy nhiên cách vận hành sản xuất - kinh doanh vẫn hoàn toàn thủ công, sản phẩm không được chú trọng bao bì nhãn mác. Bản thân từng làm cho doanh nghiệp nước ngoài, Thảo thấy HTX đang làm như vậy là lạc hậu.
Ở thời đại 4.0, kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nếu cứ như vậy chắc chắn HTX sẽ khó để duy trì, Thảo nhìn nhận.
Thế rồi, cô thuyết phục chủ HTX thay đổi. Đầu tiên là về tem nhãn và cách đóng gói sản phẩm để nâng tầm giá trị hàng nông sản ngon sạch của HTX. Nhiều hôm cô thức tới 1-2h sáng để “nhập vai” một nhân viên thiết kế làm ra những bộ tem nhãn cho sản phẩm mới.
Thảo thấy HTX có nhiều sản phẩm nông sản độc đáo là ưu điểm lớn. Song chỉ những khách sỉ, thương lái tới mua hàng mới biết thì là hạn chế. Bản thân cô là người ở Lâm Đồng cũng không hề hay biết điều này. Không những vậy, HTX chỉ chú trọng bán buôn, gần như không quảng bá về chất lượng nông sản.
Vậy nên, cô xin được quảng bá và đề nghị bán hàng trên kênh TikTok là mạng xã hội "hot" nhất hiện nay. Song, Thảo nhận được cái lắc đầu từ chủ HTX. Bởi họ đang có lượng khách sỉ ổn định, tiền hàng về đều đặn. Họ không phải lo lắng việc đóng gói hay vận chuyển hàng hóa.
“Chị ấy lo việc bán hàng qua bên thứ 3, thủ tục rườm rà, không biết tiền - hàng đi đâu về đâu và có đảm bảo uy tín chất lượng hay không”, Thảo nhớ lại.
Tiếc vì bị từ chối bán hàng trên nền tảng công nghệ số đang phát triển, Thảo xin phép tự tạo kênh TikTok của mình để quảng bá và bán lẻ sản phẩm. Cô lập kênh TikTok, một mình đảm nhận tất cả các vai trò từ đạo diễn, quay phim, MC… để làm các clip đăng lên kênh của mình.
“Món lạ vườn nhà” là tên kênh TikTok mà Thảo mất 7 ngày để nghĩ ra. Bởi cô muốn một cái tên chân chất, kích thích sự tò mò và gợi cảm giác thân thuộc khiến mọi người cảm giác an tâm muốn ăn luôn sản phẩm này.
Đầu tháng 10 năm ngoái, clip đầu tiên Thảo đăng lên TikTok giới thiệu về chanh ngón tay (chanh trứng cá hồi) thành công thu hút sự chú ý của nhiều người.
“Chỉ qua 1 đêm, clip lên mấy chục ngàn lượt người xem. Mọi người quan tâm rất nhiều nên em có thêm động lực quay thêm các clip khác”, Thảo hồ hởi kể.
Đặc biệt, clip giới thiệu cách ăn bí sợi mì - loại bí được trồng ở Đà Lạt 3-4 năm rồi nhưng không nhiều người biết tới loại quả này, thu hút hơn 5 triệu lượt xem, trở thành một hiện tượng mạng về mặt hàng nông sản sạch.
Hình ảnh cô nông dân bất kể sáng sớm hay chiều tối, trời mưa cũng như nắng lăn lộn trong khu vườn để quay clip giới thiệu các mặt hàng độc đáo của HTX đã thu hút hàng trăm tới hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.
"Đây là loại ớt trái cây, rất giòn, ngọt, không cay, có hàm lượng vitamin C cao, rất đáng trải nghiệm nha cả nhà", đó là câu nói quen thuộc của Thảo trong mỗi clip giới thiệu sản phẩm ớt trái cây Sweet Palermo của HTX.
Ngay khi kênh TikTok của Thảo được mở shop bán hàng vào tháng 11/2022, cô lại một lần nữa lập kỷ lục. Chỉ trong vòng 15 phút livestream bán ớt trái cây trên TikTok, Thảo chốt gần 1.000 đơn hàng.
“Kênh của em mới mở bị giới hạn 100 đơn. Thế nên, em tạo một link google để mọi người bấm vào điền thông tin mua hàng trên đó. Vậy mà không ngờ mọi người ủng hộ quá nhiều. Em vội vàng khóa kênh đăng ký vì sợ không đủ hàng cung cấp cho khách”, Thảo chia sẻ.
Sang ngày hôm sau, HTX phải huy động hết nhân lực làm việc trong 2 ngày để đóng hàng và gửi hàng cho khách lẻ. Thảo đã tạo nên cơn sốt khiến dịp giáp Tết HTX không còn ớt để bán.
Cứ mỗi lần chinh phục kỷ lục mới, 9X lại có thêm động lực làm việc. Kỷ lục gần đây nhất của Thảo xác lập vào ngày 8/7 khi chỉ trong 1 tiếng 15 phút cô đã bán hết 2 tấn ớt, mang về doanh thu 245 triệu đồng. “Cứ ghim sản phẩm nào lên shop, nháy mắt cái là hết luôn”, Thảo vui mừng chia sẻ.
Chỉ tính riêng trong tháng 6/2023, Thảo livestream bán hàng mang về doanh thu 1,2 tỷ đồng cho HTX. Cô cũng xây dựng được cho mình một tệp khách quen đặt hàng qua TikTok.
Mê những sản phẩm OCOP
Hành trình rời phố về quê bán nông sản trên TikTok của Thảo trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người. Cô được mời đi chia sẻ cho nhiều tổ chức, đơn vị, HTX trên toàn quốc về cách quảng bá và bán nông sản trên nền tảng số.
Thảo mong muốn đưa sản phẩm nông sản OCOP mang giá trị kinh tế vùng miền của quê hương tới mọi miền đất nước.
“Em mê sản phẩm OCOP vì nó mang giá trị văn hóa. Cứ những chương trình hội thảo liên quan tới OCOP, về xúc tiến thương mại em luôn sẵn sàng tham dự để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Và em luôn kêu gọi các HTX, các tổ chức muốn có doanh thu cao hãy mạnh dạn đầu tư và thu hút người trẻ, người tài về để làm việc”, Thảo nói.
Cô gái nông thôn bỏ 2 bằng đại học để đi bán nông sản tươi sạch, không ngại ngần đứng trước hội trường rộng lớn truyền năng lượng tích cực, niềm tin yêu nông sản địa phương, nâng tầm giá trị nông sản Việt cho những người đang tìm hướng đi trong việc kinh doanh nông sản trên nền tảng số.
Thảo bán được rất nhiều sản phẩm, vực dậy được nhiều sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử như mật ong Phương Duy của Gia Lai, trái cây sấy… Thảo luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm sao để quảng bá hiệu quả sản phẩm nông sản sạch cho những người cần giúp đỡ mà không thu phí.
Nói về kế hoạch tương lai, Thảo ấp ủ sẽ mở một cửa hàng bán rau sạch tại quê nhà. “Nhưng đó là công việc của sau này, còn hiện tại em vẫn tâm huyết quảng bá các sản phẩm OCOP và nông sản sạch, làm không hết việc rồi”, Thảo cười.
Cô gái livestream trên TikTok hút 10.000 người xem, chốt 800 triệu tiền hàngTrào nước mắt khi biết mình là đại diện Việt Nam duy nhất được TikTok vinh danh tại Đông Nam Á, TikToker Trần Phương Dung nhớ thời gian đầu livestream nói khàn cả giọng chỉ có 5 người xem… cho đến phiên vạn người xem.