【kqbd norwich】Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện

时间:2025-01-10 18:07:31 来源:Empire777

bh

Các văn bản mới được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hỗ trợ DNBH nâng cao năng lực nhận BH.

Hiện một loạt đề án đang được nghiên cứu để sớm hoàn thiện,ạtđộngkinhdoanhbảohiểmHànhlangpháplýngàycànghoànthiệkqbd norwich nhằm tiếp tục tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tăng trưởng hiệu quả, bền vững.

Ban hành 37 văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn 2011- 2017

Có thể nói trong những năm vừa qua, khung khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh BH ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho sự phát triển của thị trường, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2017, 37 văn bản quy phạm pháp luật gồm 7 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 26 thông tư của Bộ Tài chính đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, tập trung vào các mục tiêu tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp BH tăng trưởng hiệu quả.

Riêng trong 3 tháng đầu năm 2018, Chính phủ đã ban hành hai nghị định là Nghị định số 23/2018/NĐ-CP (NĐ 23) sửa đổi Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP về BH cháy nổ bắt buộc và Nghị định 48/2018/NĐ-CP (NĐ 48) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH, kinh doanh xổ số. Nghị định về BH nông nghiệp đang được trình Chính phủ để ký ban hành.

Theo đó, NĐ 23 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trong về BH cháy nổ bắt buộc như: Quy định về danh mục cơ sở phải mua BH cháy nổ bắt buộc, tăng từ 16 loại cơ sở lên 19 loại cơ sở cho phù hợp với quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC); quy định về số tiền BH tối thiểu, mức phí BH... Đại diện cơ quan quản lý nhấn mạnh, việc Chính phủ ban hành NĐ 23 thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP trong thời điểm hiện nay là vô cùng quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia BH; có thêm nguồn lực góp nhần bảo đảm công tác PCCC được tốt hơn. Đồng thời, NĐ 23 cũng góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các quy định PCCC...

Bên cạnh đó, việc ban hành NĐ 48 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH cũng được các chuyên gia trong ngành đánh giá, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm các quy định của pháp luật về kinh doanh BH được thực hiện một cách nghiêm túc hơn, góp phần nâng cao năng lực của cơ quan quản lý trong quản lý, giám sát và vận hành thị trường BH.

Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) Phùng Ngọc Khánh cho biết, điều làm ông hài lòng nhất là thị trường BH trong thời gian qua luôn phát triển an toàn và bền vững; năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các DNBH được nâng cao; đặc biệt là khung khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh BH ngày càng được hoàn thiện.

“Các văn bản mới được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hỗ trợ DNBH triển khai áp dụng quy định pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, nâng cao năng lực nhận BH; tạo quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm cho các DNBH trong việc xác định chi phí kinh doanh, nhằm thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả, an toàn tài chính”, đại diện Cục QLBH nhấn mạnh.

Nhiều đề án đang được nghiên cứu hoàn thiện

Về định hướng phát triển thị trường BH trong năm 2018, đại diện Cục QLBH cho biết, bên cạnh mục tiêu duy trì đà tăng trưởng của thị trường (dự kiến 20%) thì nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh doanh BH tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Theo đó, trong năm 2018, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn triển khai BH vi mô; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2008/NĐ-CP về BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; phối hợp xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và xây dựng thông tư hướng dẫn riêng cho lĩnh vực BH. Đồng thời, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ BH nông nghiệp; nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP đối với nội dung liên quan đến dự phòng nghiệp vụ và biên khả năng thanh toán; hướng dẫn thực hiện chính sách BH thủy sản phù hợp với các quy định được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP; lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh BH...

Có thể thấy, đây là một khối lượng công việc khá nặng nề và người đứng đầu ngành BH cũng cho biết, toàn ngành sẽ nỗ lực để sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. “Chúng tôi tin tưởng với những nỗ lực trong việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, thị trường BH sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, bền vững thu hút ngày càng đông các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế. Đặc biệt vai trò của thị trường BH đối với nền kinh tế ngày càng được nâng cao; BH sẽ là công cụ hữu ích bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, là giải pháp góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. BH sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế”, đại diện Cục QLBH nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Cục QLBH, hành lang pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh BH ngày càng đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần bảo đảm các quy định của pháp luật được DNBH thực hiện một cách nghiêm túc, duy trì trật tự, kỷ cương thị trường; đảm bảo thực hiện tốt hơn chức năng quản lý, giám sát từ xa và thanh tra, kiểm tra tại chỗ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BH và các DNBH.

Hồng Chi

推荐内容