Điều 20,ấthiệngianlậnthươngmạitừviệckhaibổsunghồsơhảtỷ số han quốc Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định “Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan” thì không bị xử phạt. Trên thực tế, lợi dụng quy định này, một số trường hợp đã khai báo bổ sung sau khi có phiếu phối hợp kiểm tra nhằm đối phó với việc xử lý của cơ quan Hải quan. Chẳng hạn, trường hợp một DN truyền tờ khai hải quan, khai báo mặt hàng NK là van nén khí. Qua sàng lọc thông tin, Tổ Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV 1 nghi vấn DN khai báo sai tên hàng nên tiến hành khóa container, phối hợp với Đội thủ tục hàng hóa nhập kiểm tra trọng điểm lô hàng. Tuy nhiên, tại thời điểm có phiếu phối hợp DN chưa mang hồ sơ lên để kiểm tra trực tiếp hồ sơ, do đó, DN xin khai bổ sung lại tên hàng nhập khẩu là máy điều hòa không khí, tăng thuế gần 900 triệu đồng, đồng thời DN có công văn xin nợ C/O form D. Sau khi DN bổ sung C/O, số thuế của lô hàng nêu trên còn gần 400 triệu đồng. Như vậy, theo quy định, trong trường hợp cụ thể này, DN không bị xử phạt vi phạm hành chính do khai bổ sung trước khi kiểm tra chi tiết hồ sơ. Trường hợp thứ hai, công ty B. mở 2 tờ khai khai báo NK mặt hàng hạt nhựa được hệ thống phân luồng Xanh. Theo khai báo, trọng lượng hàng hoá của mỗi tờ khai là 198 tấn, DN được thông quan luồng Xanh theo khai báo. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày lô hàng được thông quan, DN xin khai bổ sung với lý do khai nhầm trọng lượng, trọng lượng hàng thực nhập chỉ có 99 tấn/tờ khai, DN xin hoàn thuế đối với 2 tờ khai trên 600 triệu đồng. Theo quy định, trường hợp này DN được xem xét hoàn thuế. Qua trường hợp trên cơ quan Hải quan cho rằng, việc nới rộng các quy định cho DN được khai bổ sung trong mọi trường hợp mà cơ quan Hải quan không thể kiểm tra, kiểm soát được dễ dẫn đến việc DN lợi dụng gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Tại một số hội nghị đối thoại gần đây giữa Cục Hải quan TP.HCM với DN, một số câu hỏi của DN cũng đề nghị được khai bổ sung đối với hàng hóa đã thông quan luồng Xanh. Tuy nhiên, các đơn vị Hải quan cửa khẩu cho rằng, đối với các trường hợp DN đã lấy hàng ra khỏi cảng, cơ quan Hải quan khó có thể xác định được tính chính xác của việc khai bổ sung của DN, nhất là những lô hàng giảm hàng trăm triệu đồng tiền thuế so với khai báo ban đầu của DN. Có trường hợp vi phạm nghiêm trọng khi khai báo bổ sung, nhưng chỉ xử lý được hành vi vi phạm hành chính. Chẳng hạn, DN truyền tờ khai theo khai báo hàng là máy thủy, máy nén khí. Hồ sơ được kiểm tra chi tiết, chuyển kiểm tra thực tế thì Đội Kiểm soát Hải quan có phiếu phối hợp kiểm tra do nghi vấn lô hàng này. Ngay sau đó, DN xin khai bổ sung, khai báo lại tên hàng là máy điều hòa không khí loại 2 cục, tăng thuế gần 1 tỷ đồng. Trong trường hợp này DN chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tại thời điểm xử lý, Chi cục Hải quan cửa khẩu chưa đủ cơ sở xác định DN cố ý (do DN đã khai báo bổ sung trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa) nên DN chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Thêm một trường hợp nữa, DN nhập khẩu lô hàng về cảng Cát Lái, chưa mở tờ khai hải quan. Qua thông tin thu thập, cơ quan Hải quan phát hiện lô hàng NK là hàng cấm nên đã thực hiện việc khóa container quản lý trọng điểm. Tuy nhiên, để thực hiện việc khóa container đối với hàng đang lưu tại cảng, cơ quan Hải quan phải thông báo cho nhiều đơn vị, do đó, không đảm bảo được yếu tố bí mật nên DN không thực hiện việc mở tờ khai hải quan và có công văn xin từ chối nhận hàng. Như vậy, công tác ngăn ngừa hàng cấm thẩm lậu vào nội địa được thực hiện, nhưng không mang tính răn đe, xử phạt được DN. Để hạn chế tình trạng DN lợi dụng việc khai bổ sung để gian lận thương mại, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1 đề xuất nên giao quyền cho Chi cục trưởng xem xét việc cho phép DN khai bổ sung; không chấp nhận cho DN từ chối nhận hàng sau khi cơ quan Hải quan có thông tin DN vi phạm… |