游客发表

【ket qua bong da truc tiep hom nay】Giảm áp lực ngân sách bằng tiết kiệm chi thường xuyên

发帖时间:2025-01-27 00:34:50

Thực hành tiết kiệm,ảmáplựcngânsáchbằngtiếtkiệmchithườngxuyê<strong>ket qua bong da truc tiep hom nay</strong> chống lãng phí trong chi thường xuyên là biện pháp cần thiết

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là biện pháp cần thiết để giảm áp lực ngân sách.

Theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 (NQ 01).

Hủy dự toán khoản chi sau 30/6/2017 chưa được phân bổ

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 70% tổng NSNN, gây ảnh hưởng lớn đến thâm hụt ngân sách và nợ công trong trung và dài hạn, khi ngân sách có thể phải đi vay để chi thường xuyên chứ không phải để đầu tư phát triển. Chính vì vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là biện pháp cần thiết để giảm áp lực ngân sách, được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm.

Tại công văn hướng dẫn Bộ Tài chính nêu rõ, các khoản chi thường xuyên được giao đầu năm cho đơn vị dự toán cấp I mà sau 30/6/2017 chưa phân bổ sẽ bị hủy dự toán để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện cũng sẽ bị dừng thực hiện và hủy dự toán.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp các khoản chi thường xuyên được giao từ đầu năm cho đơn vị dự toán cấp I mà sau 30/6/2017 chưa phân bổ; các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm dừng thực hiện và hủy dự toán do chưa triển khai thực hiện và có quyết định hủy dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước (KBNN) nơi giao dịch trước ngày 20/7/2017 để thực hiện kiểm soát chi.

Trường hợp KBNN nơi giao dịch không nhận được kết quả rà soát, quyết định hủy dự toán của các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương gửi đến thì KBNN tiếp tục thực hiện kiểm soát thanh toán cho đơn vị theo dự toán NSNN được giao theo quy định hiện hành. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện rà soát, hủy dự toán theo Nghị quyết 01.

Trong quá trình kiểm soát chi, trường hợp KBNN phát hiện các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện hoặc chưa phê duyệt dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì tạm dừng thanh toán. Đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính vào ngày 20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Kiên quyết ngăn chặn kết hợp đi công tác với tham quan, du lịch

Trong Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 31/3/2017 về việc ban hành chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2017, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết... Đồng thời, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; tiết kiệm tối thiểu 15% chi đoàn ra, đoàn vào, không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Để hoàn thành mục tiêu trên, tại công văn hướng dẫn, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP, Thông tư số 188/2014/TT-BTC, Chương trình tổng thể của chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017; Thông tư 326/2016/TT-BTC.

Đối với các khoản chi đi công tác nước ngoài, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 10572/VPCP-QHQT ngày 13/12/2013 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương tiết kiệm, hiệu quả chủ động cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài.

Đối với chi đi công tác trong nước, Bộ Tài chính yêu cầu phải rà soát việc tổ chức các đoàn công tác theo tinh thần triệt để tiết kiệm, nắm thông tin trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị. Trường hợp cần thiết phải tổ chức đoàn công tác, phải xác định cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong đoàn, kiên quyết ngăn chặn việc kết hợp đi công tác với tham quan, du lịch. Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, tiết kiệm, hiệu quả; không tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí đối với cấp dưới và các cơ quan có liên quan.

“Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo tình hình sử dụng kinh phí về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Đối với các chương trình, dự án sử dụng từ nguồn vốn ngoài nước (không bao gồm nguồn vốn vay, viện trợ theo phương thức ghi thu, ghi chi NSNN) thực hiện như nguồn vốn trong nước, trừ trường hợp hiệp định có quy định khác thì thực hiện theo hiệp định.

Trong Nghị quyết 01/NQ-CP, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương triệt để tiết kiệm NSNN, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi NSNN, nhất là kinh phí họp, hội nghị…Trong quý II/2017, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách nhân rộng khoán xe công. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên đã có trong dự toán nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, trừ trường hợp đặc biệt.

Bùi Tư

    热门排行

    友情链接