当前位置:首页 > Cúp C2

【số liệu thống kê về empoli gặp napoli】Khối cảng biển của VIMC vẫn tăng trưởng trong gian khó

Cảng Hải Phòng đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện

TheốicảngbiểncủaVIMCvẫntăngtrưởngtronggiankhósố liệu thống kê về empoli gặp napolio lãnh đạo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, sản lượng thông qua cảng biển khu vực Hải Phòng trong tháng 7 đạt 6,791 triệu tấn (giảm 0,9% so với tháng 6), trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa giông cục bộ gây nhiều hạn chế cho hoạt động khai thác của công ty. Còn sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng trong tháng 7 đạt 2,528 triệu tấn, hàng container đạt 122.300 Teu. Trong đó, hàng container nội địa có xu hướng tăng nhẹ. Hàng container xuất khẩu và một số mặt hàng ngoài container giảm. Tuy nhiên sản lượng xe ô tô khai thác trên tàu RORO tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ tăng mạnh, đạt 5.800 xe (tăng 28,9% so với kế hoạch và tăng 36,3% so với tháng 6/2022). Toàn cảng đón và khai thác 148 lượt tàu, trong đó 91 lượt tàu container.

Với các giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong công tác thị trường, tăng cường tiết giảm chi phí, mặc dù sản lượng hàng hóa chỉ đạt 97,6% kế hoạch đề ra nhưng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của Cảng Hải Phòng đều tăng cao so với kế hoạch và kết quả thực hiện cùng kỳ. Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu hợp nhất đạt 161,704 tỷ đồng (tăng 5,8% so với kế hoạch, tăng 19,3% so với cùng kỳ); lợi nhuận hợp nhất đạt 42,563 tỷ đồng (tăng 56,5% so với kế hoạch, tăng 31,9% so với cùng kỳ). Cảng đón thêm 1 tuyến dịch vụ mới của hãng tàu ZIM khai thác tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ kết nối Shanghai – Ningbo – Haiphong – Xiamen – Shanghai, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao của các tuyến nội Á.

Tàu Conship Pep – Chuyến tàu đầu tiên thuộc tuyến dịch vụ mới CHX của hãng tàu ZIM cập Cảng Tân Vũ (Cảng Hải Phòng) ngày 15/7/2022. Ảnh: VIMC
Tàu Conship Pep – Chuyến tàu đầu tiên thuộc tuyến dịch vụ mới CHX của hãng tàu ZIM cập Cảng Tân Vũ (Cảng Hải Phòng) ngày 15/7/2022. Ảnh: VIMC

Bên cạnh việc phát triển thêm các tuyến dịch vụ mới, cảng Hải Phòng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số toàn diện để tạo những bước phát triển nhanh, bền vững. Trong tháng 7, Cảng Hải Phòng đã triển khai ứng dụng hệ thống quản lý container TOS tại Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ và vận hành thí điểm hệ thống tự động quản lý container nhập, xuất qua cổng Smartgate tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý container theo hướng hiện đại và tạo thêm nhiều thuận lợi, tiện ích cho khách hàng khi thực hiện các tác nghiệp tại cảng.

Dự án Đầu tư xây dựng hai bến container số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chính thức được triển khai thi công tại hiện trường trong tháng 7/2022 là một bước tiến quan trọng trong công tác đầu tư mở rộng của cảng Hải Phòng theo xu hướng tiến xa ra biển, hướng tới đón những chuyến tàu tải trọng đến 100.000 DWT, nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị trí chủ lực của Cảng Hải Phòng trong hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc.

Cảng CMIT tiếp nhận tuyến dịch vụ mới AES3 đi Mỹ của hãng tàu TRANSFAR

Sáng ngày 9/8/2022, tàu ZHONG GU SHAN DONG trọng tải 44,146 DWT đã cập cảng Cái Mép (CMIT) thành công để xếp dỡ gần 1.700 Teu hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp đi Mỹ. Đây là chuyến tàu đầu tiên trên tuyến dịch vụ mới AES3 do hãng tàu TRANSFAR đưa vào khai thác tại Cái Mép kết nối Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của ngành kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới.

Với năng suất xếp dỡ trên mỗi cẩu bờ lên đến 32 cont/giờ/cẩu, toàn bộ gần 1.700 Teu hàng hóa được CMIT xếp dỡ nhanh chóng trong 9 giờ để tàu ZHONG GU SHAN DONG rời cảng an toàn vào lúc 20 giờ 10 phút ngày 9/8/2022 tiếp tục hành trình theo kế hoạch.

Cảng Cái Mép xếp hạng thứ 11 cảng container tốt nhất toàn cầu

Một thành tựu khác có thể kể đến là cảng SSIT đã góp phần vào thành công của cụm cảng Cái Mép nói chung khi theo báo cáo “Chỉ số hoạt động của cảng năm 2021” (CPPI 2021) được công bố cuối tháng 5 vừa qua, Cụm cảng Cái Mép được Ngân hàng Thế giới và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence xếp hạng thứ 11 trên tổng số 370 cảng/cụm cảng container hoạt động tốt nhất toàn cầu.

TRANSFAR SHIPPING là hãng tàu Trung Quốc mới nổi có tốc độ phát triển nhanh chóng, được đầu tư bởi Công ty Cainiao Network thuộc tập đoàn Alibaba Group. Với hướng phát triển tập trung vào hoạt động logistics end-to-end, hiện nay, TRANSFAR chuyên vận chuyển hàng hóa thương mại điện tử từ thị trường Trung Quốc và các nước châu Á đi Bắc Mỹ. TRANSFAR vừa ra mắt dịch vụ ABC end-to-end với các cơ sở hậu cần sau cảng và bãi tập kết khung xe kéo mới của hãng tại Los Angeles, dịch vụ này sẽ giúp những khách hàng thương mại điện tử, công ty logistics ngành thương mại điện tử và công ty logistics truyền thống có thể loại bỏ những rủi ro trong quá trình trải nghiệm dịch vụ và giảm thiểu đáng kể khả năng phát sinh thêm các chi phí khác.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 55,96 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với tuyến dịch vụ mới AES3 do hãng tàu Transfar đưa vào khai thác đã nâng số tuyến dịch vụ tàu mẹ cập CMIT trực tiếp đi hai bờ nước Mỹ lên 5 tuyến/tuần. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi Mỹ đang được CMIT kết nối một cách tốt nhất, từ đó góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Cảng SSIT cung cấp dịch vụ mang đẳng cấp quốc tế

Theo lãnh đạo VIMC, Công ty TNHH Liên doanh dịch vụ Container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA (SSIT) là một trong các cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Liên doanh này được thành lập vào năm 2006 giữa VIMC và Công ty CP cảng Sài Gòn và Công ty SSA Marine của Hoa Kỳ. Nằm ở khu vực hạ lưu của khu vực Cái Mép với diện tích 60ha và 600m cầu cảng, cảng SSIT được xây dựng để khai thác tàu container kích cỡ lớn và được trang bị các thiết bị khai thác hiện đại bao gồm các cẩu bờ lớn nhất Việt Nam. Mặt khác, cảng SSIT còn có 435m bến chuyên dùng cho sà lan kết nối hàng xuất và nhập khẩu từ các ICDs (điểm thông quan nội địa), các cảng tại các khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương với khu vực cảng Cái Mép.

Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021, mặc dù chịu tác động lớn từ dịch Covid-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Sản lượng hàng container năm 2021 qua các cảng biển theo số liệu của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đạt 17.9 triệu Teu (chưa bao gồm hàng qua sà lan, tăng 6% so với năm 2020); cụm cảng Cái Mép Thị Vải đạt 4.9 triệu Teu (tăng 13% so với năm 2020) và riêng cảng SSIT đạt 798 ngàn Teu (tăng 44% so với năm 2020).

Các thành tựu có thể kể đến trong năm 2021 là cảng SSIT đã đón các tuyến dịch vụ mới bất chấp khó khăn của đại dịch Covid-19. Cụ thể cảng SSIT đã đón chuyến tàu đầu tiên của tuyến dịch vụ Petra của hãng tàu MSC kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á và Đông Phi vào ngày 29/1; đón chuyến tàu Sentosa của hãng tàu MSC trực tiếp đi Bờ Tây Hoa Kỳ ngày 13/4...

分享到: