【ket qua thi dau c1】Phật giáo tại vùng đất Vị Thanh

[Thể thao] 时间:2025-01-10 16:07:22 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:148次

Sự hình thành tôn giáo vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh,ậtgiotạivngđấtVịket qua thi dau c1 cũng giống như nhiều địa phương khác ở miền Hậu Giang, kể cả các mối đạo. Việc truyền đạo thường từ Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Cho đến những thập niên đầu thế kỷ XX, hầu hết các tôn giáo lớn đều có cơ sở thờ tự tại đây, như Phật giáo người Việt, Phật giáo Nam tông người Khmer, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo…

Chùa Phổ Minh, tại phường IV, thành phố Vị Thanh.

Thống kê trên địa bàn thành phố Vị Thanh đến năm 2020, có 8 chùa Phật người Việt, chủ yếu là Bắc tông, tiêu biểu như chùa Phổ Minh. Đây là ngôi chùa Phật, hệ phái Đại thừa, hình thành lâu đời vừa mang dấu ấn lịch sử tôn giáo, vừa là địa chỉ đỏ trong 2 thời kỳ kháng chiến.

Theo các vị tăng, ni trụ trì đầu tiên, đây là ngôi chùa theo phái Minh Sư, giống như chùa Ngọc Hoàng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nam Nhã Đường (Cần Thơ), Minh Sư Đạo (Long Mỹ)... Năm 1908, ông Nguyễn Văn Ba (thường gọi ông Cố Ba - ông Ba Tiển) cùng các đạo hữu Minh Sư về vùng Vị Thanh khẩn hoang, lập chùa Phổ Minh, truyền đạo Minh Sư.

Kháng chiến chống Pháp nổ ra, chùa trở thành nơi che giấu cán bộ hoạt động cách mạng. Sau đó, ông Cố Ba (ông Ba Tiển) qua đời, công việc hành đạo Minh Sư cũng mất dần, cơ sở chùa do bà Nguyễn Thị Đáng trông giữ.

Năm 1967, việc quản lý chùa Phổ Minh được giao lại cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Nhật Tiên làm Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Chương Thiện, đại đức Thích Huệ Giác trụ trì chùa.

Theo lời kể của ni cô Thủy, người kế thừa việc quản trị chùa hiện nay: Thời chống Mỹ, chùa Phổ Minh là cơ sở hoạt động bí mật, thường quyên góp lúa, gạo, tiền bạc ủng hộ cách mạng. Đồng thời, nuôi chứa cán bộ và thanh niên trốn quân dịch hơn 100 người. Đặc biệt, chùa là địa điểm hoạt động bí mật của gia đình phu nhân nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong thời chống Mỹ; thiếu tướng Trần Quốc Liêm, Phó Tổng cục trưởng An ninh (Bộ Công an); ông Lê Việt Hùng, nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ và nhiều đồng chí trong Đội An ninh, Đội Biệt động thị xã Vị Thanh cũng từng hoạt động tại chùa.

Những ngày tháng 4-1975 lịch sử, chùa Phổ Minh cũng là một trong những cơ sở cách mạng. Đại đức Thích Huệ Giác đứng ra vận động 500 bà con kéo đến chi khu Đức Long kêu gọi viên quận trưởng và binh lính đầu hàng, góp phần giải phóng thị xã.

Giờ đây, chùa đã được trùng tu xây dựng khang trang trong khuôn viên 1,2ha, có vườn cây xanh, cảnh quan tôn nghiêm, tĩnh lặng. Vào những ngày rằm, Phật Đản... rất nhiều phật tử và du khách khắp nơi hành hương, tìm về thăm viếng.

Ngoài chùa Phổ Minh, trên địa bàn thành phố Vị Thanh còn nhiều chùa Phật khác, như: Phước Huệ, Quốc Thanh, Hưng Thạnh Tự, Hưng Đức Tự, An Thành Tự, Tịnh xá Ngọc Chương, chùa Bảo Tịnh. Tổng số tín đồ là 16.301 người.

Bên cạnh hệ phái đại thừa, trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh có nhiều ngôi chùa Phật giáo Nam Tông của người Khmer, đa số hình thành từ thời khẩn hoang.

Các vị cao niên kể rằng, nguồn gốc chùa thường do lớp di dân Khmer lập nên, có mối quan hệ gốc tích với các chùa bên phía Gò Quao, Giồng Riềng, Long Mỹ. Tất cả đều theo Phật giáo Nam tông, chùa là nơi “tu - học”, trung tâm sinh hoạt văn hóa, giáo dục cộng đồng.

Trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 4 chùa Khmer, nhưng có lẽ chùa Ô Chum WoongSa hình thành lâu đời nhất. Tọa lạc tại ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, chùa thờ Phật Thích Ca, theo hệ phái tiểu thừa. Một số vị cao niên truyền miệng: Nghe đâu, từ nhiều đời trước có các vị sư sãi và phật tử Khmer từ vùng Xà Phiên, Gò Quao tới Hỏa Lựu khẩn hoang, lập nghiệp và tu hành.

Có lẽ do thích nghi với đất đai, khí hậu nên họ đã định cư sinh sống, lập chùa Ô Chum WoongSa vào giữa thế kỷ XIX. Sau đó, nhiều bà con người Khmer tiếp tục tìm về sinh sống quanh chùa, họ truyền dạy nghề lấy mật ong, săn thú rừng, đánh bắt cá... Lúc đầu, chùa làm bằng cây gô, lợp lá. Đến khoảng năm 1963 - 1964, chùa xây dựng được nóc bằng kiên cố. Sau ngày hòa bình lập lại, mới có điều kiện sửa chữa khang trang hơn.

Còn theo các vị sư trụ trì, trong thời chống Mỹ, chùa có khoảng 50 - 60 gia đình phật tử sống quanh chùa. Cạnh chùa có đồn lính, nên chúng thường xuyên bắn phá, có 1 vị sư bị trúng đạn chết. Khi thành lập khu trù mật, chùa tổ chức đấu tranh vận động bà con không chịu vào ở.

Từ sau ngày giải phóng 1975, chùa được trùng tu, nâng cấp khang trang hơn trên khuôn viên rộng khoảng 1ha. Chùa được Nhà nước hỗ trợ lập đội ghe ngo, thường xuyên phục vụ các lễ hội và thi đấu trong, ngoài tỉnh. Về tên chùa Ô Chum WongSa, các vị sư lý giải là khu đất gò hình dạng tròn như cái chum, giữa vùng lung ngập nước.

Ngoài ngôi chùa trên, địa bàn thành phố còn có các chùa Khmer khác, như MaHaMăngkol (phường III), Pothirăng xây, Sasanarăng xây (phường IV) cũng là trụ sở Hội Đoàn kết sư sãi tỉnh Hậu Giang. Đến cuối năm 2019, tổng số hộ người Khmer tại địa bàn Vị Thanh có hơn 1.028 hộ. Trong đó, xã Hỏa Lựu có 444 hộ, phường III có 248 hộ, phường VII có 160 hộ và xã Vị Tân có 160 hộ sinh sống. Đại đa số đều là tín đồ Phật giáo Nam tông.

VỊ THANH

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接