【khủng hoảng kinh tế 1929】Dòng tín dụng đang đi vào các lĩnh vực rủi ro như thế nào?
Nới thêm chỉ tiêu tín dụng,òngtíndụngđangđivàocáclĩnhvựcrủironhưthếnàkhủng hoảng kinh tế 1929 dòng tiền sẽ chảy vào sản xuất – kinh doanh? | |
Dòng tiền “chảy” về đâu? | |
Không để chậm tiêu thụ nông sản do thiếu vốn tín dụng ngân hàng |
NHNN dự kiến đến cuối tháng 6 tăng trưởng tín dụng có thể đạt khoảng từ 5,5 - 6%. Ảnh: ST |
Tại buổi họp báo thông tin điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm diễn ra vào sáng 21/6, chia sẻ về tăng trưởng tín dụng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, dự kiến đến cuối tháng 6 tăng trưởng tín dụng có thể đạt khoảng từ 5,5 - 6%.
Cơ cấu tín dụng tiếp tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, với 3/5 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tích cực, cao hơn mức chung của toàn nền kinh tế. Cụ thể, tín dụng nông nghiệp, nông thôn ước tăng 4,8%; tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3,9%; tín dụng xuất khẩu tăng 9%; tín dụng công nghiệp hỗ trợ tăng 6,94% và lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,5%.
Trả lời báo chí về tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, với bất động sản, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, nhìn vào xu thế tăng trưởng bất động sản trong 3 năm gần đây thì đang có xu hướng giảm dần. Năm 2018, tín dụng bất động sản tăng 26,76%; năm 2019 tăng 21%; năm 2020 tăng 11,89% - năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến đầu tư vào bất động sản giảm, nên mức tăng thấp hơn cả mức tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành.
Năm 2021, tính đến 30/4 tín dụng bất động sản đã tăng 4,83%, dự kiến hết tháng 6 tăng 5,5%. "Như vậy tăng trưởng tín dụng bất động sản vẫn trong tầm kiểm soát chặt chẽ của NHNN", ông Nguyễn Tuấn Anh nhận định.
Ngoài ra, thông tin thêm về thị trường bất động sản, đại diện NHNN cho biết, trong tháng 3 và 4, giá bất động sản tăng nóng, đặc biệt là phân khúc đất nền. Nhưng đến thời điểm hiện tại, sau khi có các chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các địa phương công khai quy hoạch, giá đất nền đã giảm nhiều, thị trường được kiểm soát ổn định hơn. Tuy nhiên, NHNN đánh giá tín dụng bất động sản vẫn còn nhiều rủi ro, không thể chủ quan, lơ là, vì vậy NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực này.
Về chứng khoán, đến hết tháng 6, dự kiến tỷ trọng cho vay chứng khoán nằm trong khoảng 0,48% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, vào khoảng 46.700 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này không thay đổi nhiều so với tháng 4, 5.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, chứng khoán là lĩnh vực đang được người dân rất quan tâm, giá chứng khoán biến động liên tục. Vì thế, tới đây, NHNN sẽ có các giải pháp tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng giám sát chặt chẽ cho vay ở lĩnh vực này, tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát người vay sử dụng đúng mục đích.
Về trái phiếu doanh nghiệp, theo đại diện NHNN, đến hết tháng 4/2021 có khoảng 227,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,76% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Dự báo đến hết tháng 6 tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho rằng, mức tăng này không quá lớn, nhưng trái phiếu doanh nghiệp cũng là lĩnh vực khá nhạy cảm nên NHNN đã đề nghị các tổ chức tín dụng giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Nói thêm về vấn đề tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh như hiện nay cũng có thể có nhiều vấn đề. Vì thế, vai trò của chính sách tiền tệ rất quan trọng, làm nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng phải kiểm soát về lạm phát, an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại.
“Ngân hàng nào cũng muốn cho vay nhiều, nhưng vấn đề là phải làm sao không để xảy ra tình trạng “bong bóng”, bởi khi “bong bóng” xẹp xuống sẽ để lại một khối lượng nợ xấu lớn cho ngành ngân hàng. Ngay từ tháng 4/2021, NHNN đã có cuộc họp để “chỉ mặt điểm tên” ngân hàng nào cho vay quá nhiều, tỷ lệ cho vay lĩnh vực rủi ro quá nóng”, Phó Thống đốc NHNN nêu rõ.
Vì thế, NHNN cho biết, trong điều hành tín dụng, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân.