【galatasaray – konyaspor】Quyết định nâng trần giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng
(Ảnh minh họa: Thanh Thương/TTXVN)
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 9,ếtđịnhnângtrầngiờlàmthêmlêngiờmỗithágalatasaray – konyaspor chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ, nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp là người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, không áp dụng quy định này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, Nghị quyết nêu rõ trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động, được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4. Riêng quy định về số giờ làm thêm trong 1 năm có hiệu lực từ ngày 1/1.
Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết về mức trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng, có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất (của Ủy ban Xã hội) cho rằng việc nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng lên mức không quá 72 giờ là quá cao, mà cơ quan soạn thảo chưa đưa ra căn cứ thuyết phục.
Từ đó, Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ nên nâng trần thời gian làm thêm giờtrong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ.
Đây cũng là ý kiến được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namlựa chọn để thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động của người lao động.
Loại ý kiến thứ hai đồng tình nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là mức hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Đây cũng là ý kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Do còn hai loại ý kiến khác nhau, theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đã xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hai phương án này. "Kết quả: 13/18 thành viên tán thành phương án 1; 5/18 thành viên tán thành phương án 2,” bà Nguyễn Thúy Anh cho biết. Dự thảo Nghị quyết điều chỉnh theo ý kiến đa số.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh Điều 98 Bộ luật Lao động quy định, tiền lương làm thêm giờ được trả tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm theo mức: thấp nhất vào ngày thường ít nhất bằng 150%, vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%, vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người lao động được nâng lên một bước khi phải làm thêm quá mức luật định, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã bổ sung quy định: “Trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.”
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng sức khỏe hậu COVID-19 là rất nặng nề, vì thế, nên cân nhắc giữa cái lợi trước mắt và lâu dài của người lao động.
Từ đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hộinên phải hết sức cân nhắc khi xem xét, đánh giá đầy đủ, thuyết phục trước khi quyết sách.
Đồng tình với việc nâng số giờ làm thêm không quá 60 giờ/tháng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu quan điểm, phải đánh giá tác động toàn diện chứ không thể chỉ nhìn vào tác động kinh tế.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhiều lần khẳng định là không đánh đổi tính mạng và sức khỏe của người dân để lấy tăng trưởng./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Á hậu Huyền My bị chiếm đoạt tài sản
- ·Đại diện Malaysia đã nhận lỗi và làm hòa với BTC Hoa hậu Chuyển giới
- ·H'Hen Niê chăm chỉ tập thể thao
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Khác biệt của Trương Ngọc Ánh và 'tình trẻ' hậu tin đồn chia tay
- ·Ngỡ ngàng Miss Cosmo 2024 sành sỏi tiếng Việt chỉ 2 ngày đăng quang
- ·Ngỡ ngàng cuộc sống của siêu mẫu bị nghi ăn chặn 145 tỷ tiền từ thiện
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Động thái lạ của Á hậu Quốc tế hậu bị Xuân Hạnh đánh bại
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Ban giám khảo tại Miss Grand International thiếu sức nặng
- ·Bạn trai Hoa hậu Ý Nhi: Nhớ em
- ·Nam Em ngó lơ chị gái?
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Á hậu Huyền My về lại dáng chuẩn
- ·Nghịch cảnh của Hoa hậu Ngọc Châu
- ·Minh Triệu bất bình với bình luận, có liên quan đến Kỳ Duyên?
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Phan Như Thảo mách nước 1 loại thực phẩm giúp cả đời không già