【trận đấu i-league】Việt Nam đang chuẩn bị phê chuẩn EVFTA như thế nào?
CPTPP và EVFTA sẽ là động lực cho doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 | |
Việt Nam-EU thống nhất cao khả năng EVFTA có hiệu lực tháng 7/2020 | |
Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA |
Dự kiến, EVFTA có thể có hiệu lực từ tháng 7/2020. Ảnh internet |
Theo thủ tục nội bộ của EU, Hiệp định EVFTA cần được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn và sau đó được Hội đồng châu Âu ký duyệt để có hiệu lực.
Vào ngày 12/2, EP đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA với tỷ lệ 63,35% số phiếu tán thành (401 phiếu tán thành, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng). Ngày 30/3 vừa qua, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU.
Theo đó, Hiệp định EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Liên quan đến bộ hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn EVFTA, để phục vụ cho phiên họp thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội diễn ra vào ngày hôm nay 16/4, Bộ Công Thương đã gửi nội dung báo cáo về “Một số nội dung chủ yếu đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA” vào ngày 10/4.
Để phục vụ cho phiên họp lần thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến khai mạc vào ngày 20/4, Bộ Công Thương đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Bộ Công Thương thông tin thêm, về việc chuẩn bị thực thi của phía EU, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với EU trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế cấp hạn ngạch thuế quan cho các loại gạo của Việt Nam có trong danh mục được hưởng hạn ngạch với thuế suất trong hạn ngạch là 0% khi xuất khẩu sang EU.
Theo Bộ Công Thương, về xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA (Chương trình hành động), đối với Kế hoạch thực hiện của Chính phủ: Bộ Công Thương đã dự thảo các nội dung chính của kế hoạch để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA. Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định EVFTA xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và các đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch.
Trong đó, các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm 5 nhóm chính: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Dự thảo Kế hoạch này đã được đưa vào bộ hồ sơ trình các cấp về việc phê chuẩn Hiệp định. Sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA, dự thảo Kế hoạch này sẽ tiếp tục được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành.
Đối với Kế hoạch thực hiện của Bộ Công Thương: Hiện, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thiện về cơ bản Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Bộ trên cơ sở cụ thể hóa các hoạt động thuộc phạm vi phụ trách trong dự thảo Kế hoạch thực thi của Chính phủ.
Dự kiến ngay sau khi Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện của Chính phủ (khi Hiệp định EVFTA được Quốc hội phê chuẩn và chính thức có hiệu lực) thì Bộ cũng sẽ ban hành Kế hoạch thực hiện của Bộ.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Kế hoạch thực hiện của Bộ Công Thương với các nhóm nhiệm vụ chính được chia thành 2 giai đoạn là năm 2020 và 2021 - 2025.
Cụ thể, các nhóm nhiệm vụ gồm: Xây dựng pháp luật, thể chế; công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường các nước đối tác của EVFTA; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; điều phối và tham gia các hoạt động của Ủy ban Thương mại của EVFTA, các Ủy ban chuyên môn của EVFTA và các hoạt động liên quan; chủ trương và chính sách đối với các tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp.
Đối với Kế hoạch thực hiện của các bộ, ngành, địa phương: Để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định được hiệu quả và đầy đủ, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng mẫu Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA để gửi các bộ, ngành, địa phương tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện của cơ quan mình.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch XK của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch NK từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). |
下一篇:Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
相关文章:
- Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- Hợp tác kinh tế Việt Nam
- Hoa Kỳ tin tưởng sự lựa chọn chính sách tăng trưởng của Việt Nam
- Hương Giang tiếp tục bị 'tiểu tam' cướp chồng trong MV tái xuất
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Vào TPP, rau quả tự tin, chăn nuôi chịu nhiều sức ép
- 11 tháng, ngành Thuế hoàn thành hơn 93% dự toán thu
- Công tác đền bù giải toả ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư
- Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- Nam diễn viên nổi tiếng qua đời ở tuổi 33 chưa rõ nguyên nhân
相关推荐:
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Bổ sung dự phòng ngân sách trung ương mua bù gạo dự trữ
- Cách chọn hương an toàn thắp ngày Tết
- TTCK 19/12: Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ các hoạt động mua bán trong giai đoạn này
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Thị trường chứng khoán 3/1: Giai đoạn nhạy cảm và chưa rõ xu hướng của thị trường
- Trường Giang, Nhã Phương khoe con gái nhân kỷ niệm 4 năm ngày cưới
- 40% người tiêu dùng Việt chọn im lặng khi có tranh chấp
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- Dịch vụ công trực tuyến: “Đòn bẩy" cho kiểm soát chi
- Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng