Nỗ lực giải quyết vấn đề nợ chồng chất Quy định xóa nợ thuế đối với trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn,ốtiềnthuếnợsẽđượckhôiphụcnếuhủyquyếtđịnhkhoanhxóanợđội hình sydney fc gặp western sydney wanderers fc mất tích Trường hợp nào được hủy bỏ thông báo tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế? Xóa 510 triệu đồng tiền nợ thuế của 2 doanh nghiệp |
Liên quan đến hủy quyết định khoanh nợ thuế, tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định: “Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14” thuộc các trường hợp phải hủy quyết định khoanh nợ, xóa nợ. Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định: “Đối với trường hợp hủy khoanh nợ, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập văn bản đề nghị hủy khoanh nợ, dự thảo Quyết định hủy khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐHKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐHKN-2 ban hành kèm theo Thông tư này, trình thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế, trong đó nêu rõ lý do, căn cứ đề nghị hủy khoanh nợ. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ đề nghị hủy khoanh nợ, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế xem xét ban hành Quyết định hủy khoanh nợ”. | Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Cục Hải quan Quảng Trị thực hiện giám sát hàng hóa XNK. Ảnh: Quang Hùng |
Tại khoản 1 Điều 156 Luật áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực”. Đối chiếu với các quy định hiện hành, người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh thuộc các trường hợp phải hủy quyết định khoanh nợ nhằm khôi phục lại số tiền thuế nợ để thu hồi đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp cho ngân sách nhà nước. Thủ tục hủy quyết định khoanh nợ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 69/2020/TT-BTC. Đối với thủ tục hủy quyết định xóa nợ, tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định: “Đối với trường hợp hủy xóa nợ, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập văn bản đề nghị hủy xóa nợ và dự thảo Quyết định hủy xóa nợ, trình thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ đề nghị hủy xóa nợ, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy xóa nợ theo trình tự sau: Trường hợp quyết định xóa nợ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký ban hành thì cục thuế hoặc cục hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan gửi UBND cấp tỉnh nơi người nộp thuế nợ tiền thuế xem xét ban hành Quyết định hủy xóa nợ theo mẫu số 01/QĐHXN-1 hoặc mẫu số 01/QĐHXN-2 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp quyết định xóa nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thì cục thuế hoặc cục hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan gửi Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan xem xét hủy xóa nợ theo mẫu số 01/QĐHXN-3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc gửi Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ xem xét hủy xóa nợ theo mẫu số 01/QĐHXN-4, mẫu số 01/QĐHXN-5 ban hành kèm theo Thông tư này”. Khoản 1 Điều 156 Luật áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực”. Đối chiếu với các quy định, trường hợp người nộp thuế đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh thuộc các trường hợp phải hủy quyết định xóa nợ nhằm khôi phục lại số tiền thuế nợ để thu hồi đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp cho ngân sách Nhà nước. Trình tự hủy xóa nợ đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 69/2020/TT-BTC. Liên quan đến xử lý tiền chậm nộp, tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019: “Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước”. Khoản 1 Điều 156 Luật áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực”. Đối chiếu với các quy định, việc tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019. |