【bxh u21 việt nam】Judo tìm lại thời hoàng kim...
Judo Hậu Giang đã trưởng thành hơn trên con đường tìm lại ánh vàng.
VĐV Danh Út Kiên (áo xanh) trong một trận đấu tại SEA Games 28.
Một thời vang bóng
VĐV Danh Út Kiên từng là gương mặt “gặt thành tích” khá nổi của judo Hậu Giang. Gắn bó với judo từ năm 2007 khi lúc các môn thể thao thành tích cao của tỉnh mới hình thành. Cậu bé người Khmer của vùng đất Xà Phiên,ạithờbxh u21 việt nam huyện Long Mỹ ngày nào, nay đã trưởng thành và “ăn cơm đội tuyển” hơn chục năm qua.
Hồi tưởng lại khoảng thời gian thiếu thốn của judo từ nguồn nhân lực lẫn cơ sở vật chất. Anh Kiên nhớ: Thời đó VĐV tập luyện ở nhà thuê chật hẹp, thường xuyên bị mưa dột, có lần gió lớn sập luôn cả nhà. Chế độ dinh dưỡng thấp, thiếu dụng cụ nhưng ai cũng nỗ lực hết mình vì đam mê.
Gian khó lắm, nhưng judo là một trong những môn mở đường cho sự thành công của thể thao thành tích cao ở Hậu Giang. Nhiều tài năng tỏa sáng với hàng loạt thành tích ấn tượng, như tấm huy chương vàng (HCV) Giải judo quốc tế mở rộng 2012, huy chương đồng (HCĐ) Giải vô địch judo Đông Nam Á 2013 của VĐV Danh Út Kiên, hay huy chương bạc (HCB) SEA Games 26 của VĐV Trần Thúy Duy…
Có quãng thời gian thành tích judo Hậu Giang thụt lùi do nhiều yếu tố tác động. Các VĐV phần vì tuổi đời còn khá trẻ, lại xa gia đình nên không thể gắn bó lâu dài. Một phần do chế độ đãi ngộ, điều kiện tập luyện hạn chế khiến VĐV chẳng còn mặn mà. Judo Hậu Giang cứ thế mà dần dần “mất hút” trên bản đồ thành tích quốc gia. Bản thân anh Kiên lại gặp chấn thương đeo bám khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp, nên đành tạm dừng tập luyện gần 1 năm. Nhưng có lẽ, judo như “cái duyên, cái nghiệp”, VĐV Danh Út Kiên lại trở về với nơi đã cho mình niềm tin, trưởng thành bắt đầu một hành trình chinh phục thành tích mới.
Sự gập ghềnh, trắc trở trong hành trình phát triển, nhưng với tinh thần thượng võ, judo Hậu Giang lại một lần nữa vùng lên “sống dậy”, làm nên những điều tưởng chừng như không thể.
Nối lại “ánh vàng” từ cái nghĩa, cái tình
Thể thao Hậu Giang giờ thay đổi nhiều lắm, trong đó có judo.
Năm 2018 khi người tiếp lửa cho judo Hậu Giang - cố huấn luyện viên Lê Quốc Thám mất, môn võ này lần nữa đứng trên bờ vực gãy đổ, thoái trào. Thời điểm ấy, chỉ còn vài VĐV năng khiếu, không huấn luyện viên kinh nghiệm dẫn đến chưa đạt thành tích ở các giải quốc gia, những tưởng judo Hậu Giang sẽ chấm hết. Nhưng không, chính khó khăn lại là động lực đưa judo Hậu Giang bước sang một trang mới trong hành trình phát triển.
Công cuộc làm lại từ con số 0, ngoài sự quan tâm của lãnh đạo, không thể nào quên đi huấn luyện viên trưởng đội judo Hậu Giang hiện tại - anh Huỳnh Thành Tài. Anh Tài người con của Sóc Trăng, từng kinh qua nhiều vị trí từ VĐV đến huấn luyện viên phó đội judo Sóc Trăng. Anh là thế hệ VĐV đầu tiên của judo Hậu Giang, sát cánh cùng cố huấn luyện Lê Quốc Thám từ Nam chí Bắc trong chặng đường hình thành và phát triển môn judo ở một số địa phương. Nên đối với anh, Hậu Giang như quê hương thứ hai, thân thương và nghĩa tình lắm.
Khi được hỏi gần chục năm gầy dựng và có một vị trí khá vững chắc ở Sóc Trăng, sao dám bỏ hết về đây, anh Tài bồi hồi: “Tôi về đây vì thương thầy (huấn luyện viên Lê Quốc Thám). Thầy gắn bó với Hậu Giang đến những ngày cuối đời, tâm huyết gầy dựng nhiều, nếu bỏ ngang thì tiếc lắm. Tôi muốn làm tiếp những điều thầy còn dang dở như một sự tri ân. Về Hậu Giang đồng nghĩa tôi phải bắt đầu trở lại, khó khăn nhiều, nhưng có chí ắt làm nên thôi. Mọi chuyện giờ cũng đã cơ bản được giải quyết, nhiệm vụ trước mắt là tôi phải tính đường xa cho judo”.
Còn anh Lê Võ Trí, con trai cố huấn luyện viên Lê Quốc Thám hiện đang là huấn luyện viên phó của judo Hậu Giang. Qua những năm tháng cùng “người ba, người thầy” đi tìm tài năng, xây dựng phong trào ở tỉnh, càng thôi thúc anh phải cống hiến sức mình nhiều hơn cho nơi này. Chế độ đãi ngộ cho VĐV, huấn luyện viên không thua kém gì những tỉnh, thành khác trong khu vực nên mọi người đều vững lòng, an tâm công tác, nên anh luôn dặn lòng sẽ nỗ lực hơn nữa để phát triển judo Hậu Giang, bởi đó còn là cách để hoài niệm về người ba đáng kính.
Judo Hậu Giang với những gương mặt trẻ, kỳ vọng làm nên thành tích mới.
Gian nan không nản
Thực tế judo chưa được nhiều người biết đến, đó chính là cái khó, cản trở lớn nhất khiến nguồn VĐV judo Hậu Giang ít. Trong quá trình gầy dựng, anh Tài lẫn anh Trí đều xác định: Kêu gọi những VĐV kỳ cựu song hành phát triển nguồn tài năng mới chính là giải pháp để nối lại thành tích nhanh, hiệu quả và vững chắc. Để xây một ngôi nhà phải bắt đầu từ nền móng giống như muốn có lực lượng VĐV đủ tầm, cần tạo phong trào rộng rãi giúp thuận lợi hơn khi tuyển chọn thế hệ kế thừa.
Anh Tài cùng các cộng sự bắt đầu mở một số câu lạc bộ phong trào tại huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh, huyện Châu Thành A để thu hút võ sinh. Ngay tại phòng tập của đội judo tỉnh, vẫn thông báo tuyển võ sinh và các em được miễn hoàn toàn học phí.
Ban huấn luyện thường tâm sự, do judo ít động tác nên thường khó để gây sự hứng thú cho người học, nhất là các em nhỏ. Vì vậy, bắt buộc họ phải nỗ lực tìm tòi, học hỏi cách giảng dạy phù hợp, nâng cao trình độ chuyên môn. Vừa học, vừa chơi, chia sẻ gần gũi, mềm mỏng là cách mà bộ môn chọn lựa để thu hút võ sinh mới. Còn đối với các VĐV trong đội thì có phần nghiêm khắc hơn nhằm tập luyện bài bản, hiệu quả.
Những năm qua, Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh luôn tạo điều kiện để bộ môn phát triển. Như đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đảm bảo; bố trí nơi ăn ở, chế độ phù hợp; cho phép đi tập huấn, thi đấu nhiều nơi; gửi đào tạo các VĐV có tầm cỡ ở những trung tâm huấn luyện quốc gia. Thông tin khiến tôi phấn khởi hơn là những VĐV kỳ cựu của judo Hậu Giang như Danh Út Kiên, Trần Thúy Duy đều đã trở lại tập luyện cho Hậu Giang mấy năm qua. Dù họ không còn ở thời kỳ đỉnh cao phong độ nhưng vẫn mang tới những dấu hiệu đáng mừng, làm đầu tàu cho đội, bên cạnh nhiều gương mặt trẻ cho thấy sự tiến bộ.
Mùa xuân lại về, judo Hậu Giang cũng thêm tuổi mới với nhiều kỳ vọng cho sự trưởng thành, khởi sắc, bằng “ý chí thép” để nối lại ánh vàng.
Những thành tích nổi bật
Judo Hậu Giang đã tích lũy cho mình một bề dày thành tích: 1 HCB SEA Games 26; HCĐ hai kỳ SEA Games 27, 28; HCB giải trẻ quốc tế 2012; 2 HCV giải vô địch Đông Nam Á 2014; 1 HCV, 2 HCĐ giải vô địch trẻ các lứa tuổi toàn quốc 2017; 3 HCV, 4 HCB và 5 HCĐ giải vô địch trẻ toàn quốc 2020; 3 HCV, 2 HCĐ Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII - Vĩnh Long năm 2020; 1 HCV, 4 HCĐ giải vô địch quốc gia 2021... |
Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi xác định judo là một trong những môn trọng điểm của thể thao thành tích cao Hậu Giang giai đoạn tới. Ban huấn luyện bộ môn sẽ tiếp tục mở các câu lạc bộ cơ sở để tìm kiếm nguồn VĐV, từng bước nâng cao, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, thi đấu, chế độ đãi ngộ phù hợp giúp VĐV, huấn luyện viên an tâm. |
HỒNG NHUNG
相关推荐
- Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- Túi da đeo chéo chất lượng từ thương hiệu đồ da nam Gence
- ECB tiếp tục hạ lãi suất xuống 3%
- Tỷ giá Won hôm nay 2/8/2023: Xu hướng giảm chiếm đa số tại các ngân hàng
- Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- Thêm nghị lực để em đến trường
- Hiệu quả từ các mô hình bảo vệ trẻ em
- Ngành Hải quan phát hiện, thu giữ hơn 50.000 bao thuốc lá lậu