当前位置:首页 > World Cup

【bảng xếp hạng bóng đá ấn độ】Khủng hoảng năng lượng vẫn rình rập thế giới

IMF loại trừ khả năng khủng hoảng tài chính toàn cầu nếu Nga vỡ nợ
Ukraine - ngã ba đường của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu
Khủng hoảng năng lượng khiến công nghiệp nặng châu Âu điêu đứng
Nga là nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho thị trường châu Âu
Nga là nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho thị trường châu Âu

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua khí đốt của Nga phải thanh toán bằng đồng ruble và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây đang áp đặt đối với nước này liên quan đến vấn đề Ukraine. Tuyên bố của Tổng thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng ruble trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày 1/4". Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua. Ngay lập tức, nhiều nước, trong đó đa phần là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ yêu cầu trên, coi đây là hành vi vi phạm hợp đồng. Những tranh cãi này được cho là sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đẩy giá dầu "phi mã" không thể dự đoán bởi Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Saudi Arabia.

Giới chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thị trường tài chính Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng do các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble của Nga có thể hỗ trợ nhu cầu về tiền tệ, tỷ giá hối đoái, giúp ích trong việc tránh được các lệnh trừng phạt tài chính, nâng cao giá trị của đồng ruble và bảo vệ nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, việc EU từ chối thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble đã làm dấy lên lo ngại có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên. Điều đó có thể khiến Nga bị buộc tội không tuân thủ các hợp đồng năng lượng dài hạn.

Trên thực tế, bán năng lượng là một nguồn thu chính của Nga. Nga cung cấp khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày cho EU và lượng khí đốt nhập khẩu của EU từ Nga trị giá trong khoảng 200-800 triệu euro/ngày. Việc EU từ chối mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble sẽ khiến Moscow mất từ 200 triệu đến 800 triệu euro mỗi ngày dù Nga có thể chuyển một phần khí đốt sang châu Á.

Không chỉ vậy, việc Nga yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble dự báo cũng sẽ đẩy châu Âu vào thế khó. Châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga để sưởi ấm và sản xuất điện. Khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ của châu Âu và thanh toán chủ yếu với 58% bằng đồng euro. Ủy ban châu Âu cho biết họ có kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga “trước năm 2030”. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng không dễ để thay thế 1.550 terawatt-giờ khí đốt Nga được cung cấp cho EU trong năm 2021. Châu Âu sẽ phải mua khí đốt trên thị trường mở, có nghĩa là nếu mua từ các nước như Qatar hay Mỹ, họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Kết quả là giá khí đốt ở khắp mọi nơi sẽ cao hơn khi các nước phải trả giá cao hơn cho nguồn cung hạn chế.

分享到: