【link trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh】Nhiều cơ hội cho logistics từ các FTA thế hệ mới
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành logistics Việt Nam suốt thời gian qua? - Trong thời gian qua, ngành dịch vụ logistics đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng logistics có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác. Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam, cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch XNK, trị giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, trong thời gian vừa qua dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 14-16%, tỷ lệ DN thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP… Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về những hạn chế, tồn tại trong ngành logistics hiện nay? - Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động logistics của các DN Việt Nam còn có một số tồn tại. Điển hình như, chưa khai thác hết được lợi thế địa kinh tế và tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin,... cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn thấp. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, DN logistics vẫn còn gặp nhiều khó khăn do một số các quy định vẫn còn chồng chéo, còn tồn tại những thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành chưa phù hợp. Một số chính sách chưa kịp thời sửa đổi cho phù hợp với đặc thù của hoạt động logistics trong thực tiễn. Ngoài ra, chi phí dịch vụ còn cao vì nhiều nguyên nhân như: Hạn chế về quy mô DN và vốn, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt, ... Cùng với đó, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về logistics còn hạn chế cả về nhân lực và trình độ. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, hoạt động theo phương thức kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Biên chế nhà nước bố trí cho công tác quản lý về logistics còn hạn chế, thiếu hụt dẫn đến thường xuyên trong tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao. Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết thành công nhiều FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP. Không ít ý kiến cho rằng việc hội nhập kinh tế mạnh mẽ sẽ tạo nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và logistics của Việt Nam nói riêng. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào? - Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trên 85% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ cho hàng hóa của Việt Nam XK sang thị trường EU, đây là cơ hội lớn cho DN Việt Nam mở rộng thị trường XK. Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, việc thực thi Hiệp định EVFTA mang lại ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế, mang đến cơ hội mở rộng thị trường đa dạng hơn cho DN, giúp DN lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh góp phần nối lại hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, ngày 15/11 vừa qua, 15 nước thành viên đã ký kết RCEP giữa ASEAN và 5 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. FTA này sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và quy mô GDP tới gần 27.000 tỷ USD, trở thành khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Nếu như CPTPP hay EVFTA hướng đến mở cửa thị trường, giảm thuế về 0%, RCEP lại hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN, tạo thuận lợi hóa thương mại và kết nối sản xuất hình thành không gian sản xuất chung kết nối với các nền kinh tế lớn trong khu vực. Do đó, RCEP sẽ là mắt xích quan trọng để các DN tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, góp phần vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại cũng như góp phần tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực sau khi chấm dứt đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế. Nhìn chung, các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFA và sắp tới là RCEP sẽ tác động tích cực đối với việc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, DN và của nền kinh tế nhờ vào việc tiếp cận thị trường XK có sự ưu đãi về thuế quan, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, giảm được chi phí các yếu tố đầu vào bởi được chuyển giao công nghệ và NK các yếu tố đầu vào rẻ hơn theo các điều kiện ưu đãi. Bộ trưởng có khuyến cáo gì dành cho các DN để có thể giúp DN logistics tận dụng tốt các ưu đãi mà những FTA thế hệ mới đem lại? - Tôi cho rằng, điều trước tiên các DN cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin để tận dụng các chính sách ưu đãi của Hiệp định. Bên cạnh đó, DN cần cải thiện công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng các thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 trong các dịch vụ logistics, đặc biệt đẩy mạnh kết nối thông tin với mạng logistics toàn cầu. Giải pháp tiếp theo là tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, bảo đảm năng lực chuyên môn. Quá trình mở cửa, bên cạnh những cơ hội luôn đi kèm với cạnh tranh, DN Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, bước đầu là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với mội trường làm việc quốc tế. Một điểm nữa các DN cần lưu ý là cải thiện quy mô vốn, năng lực quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh, đặc biệt thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư quốc tế. Các DN logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, tới 90% DN khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng, 1% có mức vốn trên 100 tỷ đồng, 1% có mức vốn từ 50 đến 100 tỷ đồng, 3% có mức vốn từ 20 đến 50 tỷ đồng, và 5% có mức vốn từ 10 đến 20 tỷ đồng. Có tới 50% số DN trong lĩnh vực logistics đăng ký ở loại hình Công ty TNHH một thành viên. Giờ đây, toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi DN cần thay đổi để phù hợp với sân chơi lớn thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư quốc tế. Cuối cùng, các DN cần chủ động tìm kiếm các kênh thích hợp để tăng liên kết với các DN cung cấp các dịch vụ logistics khác nhau (hãng tàu, đại lý thương mại, bảo hiểm...). Xin cảm ơn Bộ trưởng! Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc phụ trách hoạt động dự án Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: Logistics kém hiệu quả làm giảm tiềm năng hội nhập Việc Việt Nam hội nhập thị trường toàn cầu và khu vực với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) đã tăng thêm động lực để xây dựng một ngành logistics mạnh mẽ và cạnh tranh. Các FTA này có thể đẩy mạnh hoạt động giao thương hơn giữa Việt Nam và các đối tác thương mại, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Dòng chảy thương mại cao hơn cũng sẽ làm tăng nhu cầu đối với các dịch vụ logistics tốt hơn và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, hoạt động logistics kém hiệu quả làm tăng chi phí kinh doanh và giảm tiềm năng hội nhập trong nước và quốc tế. Mặc dù Việt Nam đạt được kết quả tích cực theo Chỉ số hoạt động logistics, vẫn còn nhiều việc cần làm để nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực logistics. Hiện nay, hai xu hướng mới đã xuất hiện từ đại dịch Covid-19 có liên quan đến lĩnh vực logistics ở Việt Nam. Xu hướng thứ nhất là sự tăng tốc của thương mại điện tử và sử dụng các nền tảng kỹ thuật số ở Việt Nam. Xu hướng thứ hai là sử dụng giải pháp công nghệ số để nâng cao hiệu quả và cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng. Khi áp dụng công nghệ số, DN có thể cung cấp khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng như giao tiếp với khách hàng trực tuyến. Điều này đòi hỏi phải đầu tư vào công nghệ như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, tự động hóa và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, các công nghệ mũi nhọn, như robot, máy bay không người lái và phương tiện tự hành cũng có thể làm tăng hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty MP Logistics: “Bỏ quên” đường thủy, đường sắt trong phát triển hạ tầng giao thông Hiện nay, chi phí trong ngành logistics còn cao nên cần có biện pháp cắt giảm chi phí. Ở góc độ vi mô, một thực tế là các DN Việt Nam có văn hóa tự làm hết tất cả mà không sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Trong khi đó, các DN FDI luôn luôn sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Có nghĩa là họ dùng chung các phương tiện hạ tầng với tất cả DN, chi phí thấp hơn DN Việt Nam rất nhiều, họ dùng luôn nguồn nhân lực của DN logistics để phục vụ cho họ, giảm giá thành sản xuất kinh doanh của họ. Còn DN Việt tự làm tất cả, ngay cả xe tải DN Việt cũng tự đầu tư, tự vận hành. Đó là một trong những yếu tố đẩy chi phí tăng cao. Ngoài ra, thực tế cho thấy, việc sử dụng vận tải đường biển còn chưa cao khi 80% sử dụng vận tải đường bộ, trong khi Việt Nam là nước có đường bờ biển dài. Ngoài ra, việc kết nối hạ tầng giao thông giữa đường thủy, đường bộ, đường sắt còn hạn chế. Chúng ta “bỏ quên” đường thủy, đường sắt trong phát triển hạ tầng giao thông. Việt Nam nên có kế hoạch phát triển tầm 10-20 năm về hạ tầng giao thông để đón trước sự phát triển của kinh tế, giảm thiểu chi phí logistics, đặc biệt phải kết nối chặt chẽ hệ thống đường thủy-đường bộ-đường sắt. Uyển Như(ghi)Đầu tư số cho logistics Chưa tận dụng hết cơ hội từ các FTA Cơ hội nhận hỗ trợ từ Nhật Bản cho các nhóm khởi nghiệp Việt Nam Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh Tính chung trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bưu chính, chuyển phát, thị trường logistics Việt Nam đang thu hút khoảng trên 30.000 DN. Trong đó, chủ yếu là DN vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống (59,02%), tiếp đó là DN kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (33,26%), còn lại là DN vận tải đường thủy (5,27%), vận tải hàng không (0,02%) và DN bưu chính chuyển phát (2,34%).
相关推荐
-
Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
-
Bộ Công Thương công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019
-
Năm 2021 tập trung thanh tra, kiểm tra lĩnh vực chuyển nhượng vốn
-
Bước đột phá từ triển khai đề án kiểm tra chuyên ngành
-
Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
-
Không để vướng mắc trong đấu nối, giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời
- 最近发表
-
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Hải quan Bình Dương túc trực thông quan hàng hóa trong dịp tết 2021
- Hải quan Hải Phòng hụt thu hơn 13 nghìn tỷ đồng
- Quảng Trị: Lấp điểm trũng của khuyến công
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- Cưỡng chế thuế Thuduc House tại 22 ngân hàng
- Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng bằng khen 1 tập thể, 6 cá nhân có thành tích bắt giữ ma túy
- Hà Giang: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- Laminate Egger
- 随机阅读
-
- Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- “Cú huých” cho điện mặt trời
- Cách chức chủ tịch ủy ban chứng khoán Trần Văn Dũng
- Hà Nội phải sớm hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử trong năm 2021
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- Hải quan Lạng Sơn: Quán triệt triển khai nhiệm vụ thu ngay từ đầu năm 2021
- Ban hành khung giá phát điện năm 2019
- Ngành Tài chính ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin
- Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bao bì để đóng gói hàng hóa
- Tiền bản quyền không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan của hàng hóa
- PC Cần Thơ: Dịch vụ ngày càng tốt hơn
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Hải quan Thanh Hóa triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách năm 2021
- Thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- Thanh hợp kim nhôm định hình có mức thuế suất bao nhiêu?
- Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- Đại gia kim tiền Trần Phương Bình: 2 án chung thân, bị khởi tố vụ án mới
- AkzoNobel Việt Nam
- Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng bằng khen 1 tập thể, 6 cá nhân có thành tích bắt giữ ma túy
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Xác nhận 37 bộ môn với 586 nội dung tranh tài tại SEA Games 32
- Chạy vì tương lai, vì ngày mai
- Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt
- Lâm Đồng: Doanh nghiệp đề xuất dự án thủy điện ở khu vực có 98ha rừng tự nhiên
- Dự báo xuất siêu năm 2022 khoảng 1 tỷ USD
- Khu công nghệ cao đóng góp hơn 50% giá trị xuất khẩu của TP.HCM
- Mason Mount: 'Rời Chelsea là quyết định phù hợp'
- Đồng Tháp nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
- Khai mạc Giải vô địch Thể dục dưỡng sinh Bình Dương năm 2023
- Man City vô địch Ngoại hạng Anh