【xem kết quả cúp liên đoàn anh】Bối cảnh ngân sách khó khăn, các địa phương lớn cần có sự chia sẻ
Đây là quan điểm của Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long),ốicảnhngânsáchkhókhăncácđịaphươnglớncầncósựchiasẻxem kết quả cúp liên đoàn anh Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN xung quanh vấn đề cân đối ngân sách giữa trung ương và địa phương.
PV: Khi bàn luận về kinh tế xã hội, một ý kiến thường thấy là các địa phương đề nghị trung ương hỗ trợ nhiều hơn để địa phương để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hay an ninh quốc phòng… Không chỉ các địa phương khó khăn, các địa phương đầu tàu kinh tế cũng vậy. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nhu cầu đầu tư cả nước đều lớn, bài toán cân đối ngân sách này nên được nhìn nhận thế nào cho phù hợp, thưa ông?
ĐB Phạm Tất Thắng: Lâu nay, ngân sách của chúng ta thường xuyên bội chi, mức bội chi ngày càng tăng. Trong khi đó, chỉ có 13/63 địa phương tự cân đối được ngân sách, và chỉ có một số địa phương, đặc biệt là các trung tâm kinh tế, có điều tiết trở lại trung ương.
Trong điều hành ngân sách, chúng ta phải đáp ứng cả 2 mục tiêu, một là phải bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, nhưng một mặt khác, cũng phải đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo hài hoà các yếu tố ổn định vĩ mô. Đây đúng là bài toán rất khó với cơ quan điều hành ngân sách.
Tất nhiên, chúng ta phải tránh khuynh hướng cào bằng, rải đều nhưng cũng phải đảm bảo sao cho các địa phương đều có cơ hội, có điều kiện phát triển.
ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) |
PV: Trong một quốc gia, luôn có những trung tâm kinh tế là đầu tàu phát triển, nhưng cũng có những vùng khó khăn, kém thuận lợi. Vậy những vùng điều kiện kinh tế tốt có nên cùng gánh vác trách nhiệm, để đảm bảo cho sự phát triển của cả đất nước?
ĐB Phạm Tất Thắng:Đó là điều tất nhiên. Tôi lấy ví dụ trong phạm vi hẹp như là một gia đình, có người con giỏi nhưng cũng có người kém hơn, có người gặp điều kiện thuận lợi nhưng cũng có người kém may mắn. Rõ ràng những người giỏi, thuận lợi phải có trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ những người con khác không có điều kiện bằng.
Với phạm vi cả nước tôi cho là cũng vậy, các địa phương phát triển tốt, có vai trò là đầu tàu kinh tế, chắc chắc là có yếu tố nhờ thuận lợi về mặt vị trí, tự nhiên… Bên cạnh đó, cũng đã có những ưu tiên đầu tư, ưu tiên cơ chế từ các giai đoạn trước. Với tư cách là các đầu tàu kinh tế, chính trị, sẽ có các cơ quan trung ương, doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn, hoạt động ở đó… từ đó mới tạo ra kết quả thu ngân sách lớn của địa phương.
Vì vậy, đương nhiên là những địa phương thu ngân sách lớn, phải có trách nhiệm với trung ương trong việc điều tiết ngân sách để có nguồn lực hỗ trợ các địa phương có vị trí khó khăn, từ đó hỗ trợ sự phát triển chung cả của nước.
Tất nhiên tôi cũng đồng ý là phải dành tỷ lệ đầu tư thích đáng trở lại cho địa phương lớn, để đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm, ưu tiên, nhằm tạo điều kiện cho địa phương đó tiếp tục phát triển, là đầu tàu kinh tế cho cả nước.
PV: Liên quan đến vấn đề này, mới đây nhiều đại biểu TP.HCM cho rằng việc giảm tỷ lệ ngân sách để lại cho thành phố từ 23% xuống 18% trong dự toán ngân sách năm tới là chưa công bằng, là ngân sách được lợi… Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
ĐB Phạm Tất Thắng: Cách đặt vấn đề như vậy phải được cân nhắc, không nên tính toán lợi hại, thiệt hơn chỉ đơn thuần về con số mà như tôi đã nói, phải có sự cộng đồng trách nhiệm giữa các đầu tàu kinh tế trong cả nước.
Tỷ lệ giữ lại bao nhiêu cho thành phố là phù hợp thì cần trao đổi, cân nhắc với nhiều yếu tố cụ thể như sự khó khăn của ngân sách, sự ổn định của nền kinh tế cũng như tính trọng điểm kinh tế của thành phố… chứ không nên có đánh giá chủ quan.
Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng để tạo điều kiện cho các địa phương nói chung, trong đó có TP.HCM, nhiều khi chưa hẳn cần con số cân đối ngân sách cụ thể mà nhiều khi là cần sự hỗ trợ cơ chế. Chẳng hạn như tăng quyền tự chủ, phân cấp, phân quyền…
PV: Xin cảm ơn ông./.
D.A
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/420d298875.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。