Đại diện BHXH Việt Nam cho biết,ềungườiđượchưởnglợitừcáchtínhlươnghưumớlịch bóng đá hnay cách tính lương hưu hiện hành được thực hiện theo Luật BHXH 2014. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện tuổi về hưu có thời gian đóng BHXH ít nhất 20 năm (quy định tại Điều 54 của Luật này) được tính như sau:
Mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu sớm, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Tuy nhiên, kể từ 1/7/2025, quy định số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống chỉ còn 15 năm nên cách tính lương hưu cũng sẽ thay đổi.
Cụ thể, người lao động có 15 năm tham gia BHXH đã được hưởng lương hưu nên luật bổ sung thêm cách tính mức hưởng lương hưu.
Lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hàng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tương ứng 15 năm BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Một chuyên gia lao động tiền lương cho biết, cách tính thời gian tham gia BHXH chỉ 15 năm thay vì 20 năm như Luật BHXH hiện hành sẽ có thêm nhiều người lao động khi về già được hưởng lương hưu.
Mức hưởng 15 năm đóng BHXH dù thấp, nhưng ngoài việc lương hưu được điều chỉnh hàng năm, người về hưu còn được hưởng BHYT miễn phí. Đây là điều kiện quan trọng để giảm gánh nặng chi phí khi ốm đau, bệnh tật tuổi già.
Lương hưu được tính cả quá trình tham gia BHXH
Cũng từ 1/ 7/2025, cách tính lương hưu theo mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH khu vực nhà nước sẽ thay đổi theo quy định mới của Luật BHXH mới.
Với người tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Người lao động gia BHXH từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. Tương tự khu vực doanh nghiệp, đối với người đóng BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi cũng tính bình quân toàn bộ quá trình đóng.
Đại diện BHXH Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh cách tính lương hưu (từ tính bình quân 5 năm cuối lên tính cả quá trình đóng BHXH) là phù hợp với chính sách cải cách tiền lương và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Do mức lương giai đoạn trước thấp, nếu tính cả quá trình đóng BHXH thì mức lương hưu sẽ rất thấp. Điều này bất lợi cho người lao động, nhất là với lao động làm trong khu vực nhà nước.
Hiện nay mức lương khu vực Nhà nước đã đã nâng lên thì việc tính cả quá trình theo Luật BHXH sửa đổi là phù hợp.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, một trong những nguyên tắc của BHXH là mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng. Việc quy định mức lương hưu được tính trên cơ sở tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ quá trình đóng là phù hợp với nguyên tắc đóng, hưởng.
Tính đến tháng 12/2023, có 1,27 triệu người hưởng lương hưu (khi nghỉ hưu hưởng chế độ tiền lương của nhà nước). Mức lương hưu bình quân của nhóm này là 6,1 triệu đồng/tháng.
Tính chung cả khu vực nhà nước và tư nhân, người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có mức hưởng bình quân là 5,6 triệu đồng/người/tháng.