“Em bé Napalm”,t vxem keo bóng đá hôm nay bức ảnh chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 về bé Phan Thị Kim Phúc và những bé khác đang gào khóc chạy ra đường dưới trận bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
Tác phẩm đã mang đến cho Nick Út giải Pulitzer và đã được tờ New Statesman bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Đây là bức ảnh làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc, đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Trong cuộc gặp gỡ sau 50 năm bức ảnh được ông chụp vào ngày 8-6-1972, tác giả Nick Út chia sẻ: “Tôi luôn nhớ hình ảnh chụp Kim Phúc lúc 9 tuổi. Tôi đã khóc khi thấy Phúc trên người đầy vết thương. Phúc còn đứng khóc thảm thiết bên cạnh người anh. Tôi đã không thể bỏ đi, nhanh chóng đưa Phúc vào bệnh viện.", ông Nick Út chia sẻ.
Còn bà Kim Phúc đã không giấu được xúc động khi gặp ân nhân của mình tại Hà Nội sau 50 năm. “Lúc còn nhỏ, khi nhìn bức ảnh của chú Nick Út, tôi thật sự không thích, vì nhìn tôi rất xấu xí với vết sẹo loang lổ trên cơ thể, mình sẽ không thể có người yêu, không lấy được chồng. Sau này khi bức ảnh có sự lan tỏa mạnh mẽ, nhận thức của tôi thay đổi dần. Tôi biết ơn chú Nick Út vì hành động cứu giúp tôi trong khoảnh khắc đó và bức ảnh ông chụp tôi. Tôi đã không thể giúp được người khác với vai trò bác sĩ, nhưng tôi vẫn thấy hạnh phúc vì giúp được người khác với bức ảnh mang thông điệp tình yêu, hy vọng và tha thứ”, bà Kim Phúc chia sẻ.
Hiện nay bà Kim Phúc đang sinh sống tại Canada cùng chồng là ông Bùi Huy Toàn và các con cháu. Với bà, ông Nick Út giống như một người chú và là một người bạn thân thiết của gia đình. Ngược lại, với Nick Út, bà Kim Phúc giống như một cô con gái.
Hình ảnh cuộc gặp gỡ Nick Út và 'Em bé Napalm' lần đầu gặp gỡ tại Việt Nam:
Nhà báo Nick Út, bà Kim Phúc tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Nick Út tên thật là Huỳnh Công Út. Ông sinh năm 1951 tại Long An. Từ năm 16 tuổi, ông trở thành phóng viên ảnh của hãng tin Mỹ AP. Bức hình "Em bé Napalm" của ông đã được trao giải ảnh báo chí Pulitzer (Mỹ) năm 1973. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn. Trong 50 năm qua, tác giả và bà Kim Phúc đã có nhiều lần gặp gỡ. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên hai người cùng gặp nhau tại Việt Nam.