【tỷ số fc tokyo】Báo động sạt lở bờ biển Ðông

时间:2025-01-24 23:02:00来源:Empire777 作者:Cúp C2

Báo Cà Mau(CMO) Trong khi Trung ương và tỉnh tập trung nguồn lực ứng phó tình hình sạt lở trên tuyến biển Tây, thời gian gần đây, hàng trăm héc-ta đất rừng phòng hộ ven tuyến bờ biển Ðông đã bị sóng biển cuốn trôi, nhất là tại các cửa sông, cửa biển, khu dân cư ven biển, hạ tầng xây dựng bị uy hiếp. Thực trạng này đang diễn tiến ngày càng nguy cấp hơn khi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp.

Theo thông tin chúng tôi có được, trước thực trạng này, vào đầu năm 2021, Sở NN&PTNT đã có văn bản trình Ban Quản lý Trung ương các Dự án thuỷ lợi (CPO) về tình trạng xói lở bờ biển tại địa phương, nhằm xem xét tìm nguồn kinh phí thực hiện các giải pháp công trình ngăn chặn sạt lở.

“Tuy nhiên, tại thời điểm này, diễn tiến xói lở bờ biển có phát sinh chiều dài ở một số vị trí, chúng tôi phải cập nhật thêm thông tin”, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tô Quốc Nam cho biết. Sở NN&PTNT vừa tiếp tục có văn bản gửi CPO bổ sung, làm rõ những kiến nghị của tỉnh, mong muốn được xem xét, sớm tìm nguồn đầu tư kè chắn sóng, bảo vệ bờ biển Ðông.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương, hiện bên bờ biển Ðông có 7 vị trí sạt lở nguy cấp, làm thiệt hại hàng trăm héc-ta rừng. Ðiển hình là đoạn cửa biển Rạch Gốc sạt lở diễn biến phức tạp, đai rừng phòng hộ trung bình 1 năm mất từ 80-100 m, một số vị trí sạt lở đã khoét sâu, lở hàm ếch vào phía trong, làm mất nhiều mảng rừng rất lớn.

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển có 4 dự án kè bảo vệ bờ biển được triển khai nhưng chưa mang tính đồng bộ nên sạt lở vẫn diễn ra, đất rừng phòng hộ tiếp tục mất đi. (Ảnh chụp tại bờ Nam cửa Rạch Gốc, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển).

“Theo thống kê trong 10 năm qua, diện tích rừng tại 7 vị trí sạt lở nguy cấp đã mất khoảng 100 ha. Sạt lở diễn ra đặc biệt nguy hiểm và liên tục, nhất là trong mùa mưa bão, sạt lở càng nghiêm trọng”, ông Nam nêu tình hình thực tế.

Cùng với đó, đoạn từ kênh Trốn Sóng đến kênh Năm Ô Rô sạt lở diễn biến phức tạp, đai rừng phòng hộ trung bình 1 năm mất từ 80-100 m, một số vị trí sạt lở đã khoét sâu và mở rộng vào phía trong (theo thống kê trong 10 năm qua, diện tích rừng khu vực này mất khoảng 270 ha) và sạt lở diễn ra đặc biệt nguy hiểm, ngày càng nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp Quốc lộ 1 (đường Hồ Chí Minh), có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống điện cao và trung thế. Tại cửa sông Bồ Ðề, nhất là đoạn hướng về cửa Hố Gùi, sạt lở diễn biến rất phức tạp, hàng năm mất khoảng 53 ha rừng phòng hộ ven biển, chiều sâu từ 40-50 m.

Hiện, khu vực sạt lở ven biển xã Tam Giang Tây, đoạn từ cửa sông Bồ Ðề đến cửa kênh Chà Là - rạch Láng Cháo sạt lở rất nghiêm trọng. Trên địa bàn xã Viên An Ðông, sạt lở làm mất trên 100 ha đất rừng.

“Nếu không kịp thời có giải pháp công trình ngăn chặn tốc độ sạt lở, chỉ vài năm nữa sẽ uy hiếp trực tiếp đến tuyến đường Hồ Chí Minh, số dân bị ảnh hưởng khoảng 570 hộ thuộc các ấp: Kênh Ráng, Xưởng Tiện, Láng Tròn, Ðồng Khởi. Hiện nay có đoạn chỉ còn cách đường Hồ Chí Minh khoảng 350 m, cần có giải pháp bảo vệ khẩn cấp”, ông Tô Quốc Nam cho biết.

Theo Sở NN&PTNT, nhu cầu xử lý bằng giải pháp công trình tại 7 vị trí sạt lở nguy cấp kể trên, thông qua hệ thống kè chắn sóng thì nhu cầu khoảng 2.762,7 tỷ đồng, mong muốn tiếp cận từ nguồn Dự án KfW1 sắp được triển khai.

Trước nhu cầu cấp bách, ngày 1/7, UBND tỉnh tiếp tục có văn bản hoả tốc gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin hỗ trợ kinh phí xử lý khẩn cấp các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn, trong đó nhấn mạnh đến tình trạng xói lở diễn ra vô cùng nghiêm trọng đến mức báo động thuộc tuyến bờ biển Ðông (Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển). Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, trong năm 2019, UBND tỉnh liên tiếp ban hành 2 quyết định (1598 và 2115) về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Ðông, từ đó tỉnh đề xuất danh mục với 5 vị trí ưu tiên xử lý bằng hình thức kè chắn sóng, chiều dài 16,5 km (đã phê duyệt 4 dự án), tổng nguồn dự kiến khoảng 930 tỷ đồng.

Tuy nhiên đến nay, Trung ương chỉ mới hỗ trợ địa phương 150 tỷ đồng xử lý tại 4 vị trí (kè chống xói lở cửa biển Rạch Gốc với nguồn vốn 70 tỷ đồng chưa được phân bổ) và được phân chia giãn đều nhỏ giọt nên trong thực hiện giải pháp công trình chưa mang lại hiệu quả, cần bổ sung khẩn cấp và kịp thời 780 tỷ đồng còn lại.

Các dự án đã được phê duyệt đều trên địa bàn huyện Ngọc Hiển: kè chống sạt lở từ Ðất Mũi - cửa Vàm Xoáy (3 km, đã bố trí 25/130 tỷ đồng); kênh Năm Ô Rô - kênh Năm (2,1 km, đã bố trí 20/130 tỷ đồng); cửa Hốc Năng (5 km, đã bố trí 65/304 tỷ đồng); kênh Năm - kênh Chùm Gọng (5 km, đã bố trí 40/296 tỷ đồng).

 

Trần Nguyên

 

相关内容
推荐内容