【ath. bilbao – almería】Quy hoạch vùng Tây Nguyên: Giải quyết những điểm nghẽn đối với phát triển

Quy hoạch phát triển vùng Tây Nguyên phải đi đôi với bảo vệ,ạchvùngTâyNguyênGiảiquyếtnhữngđiểmnghẽnđốivớipháttriểath. bilbao – almería bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định, quan điểm lập quy hoạch vùng Tây Nguyên phải gắn kết với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triền vùng và liên quan đến vùng; bảo đảm cho vùng phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù của vùng và sự phát triển của khoa học công nghệ; phát triển đi đôi với bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa, cân đối, hài hòa các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

Quy hoạch bố trí không gian, kết cấu hạ tầng tạo được điều kiện cho đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các địa phương trong vùng, nhất là phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, giải quyết những khâu đang là điểm nghẽn đối với phát triển vùng, liên kết nội vùng, liên vùng, hợp tác khu vực và quốc tế.

Đồng thời, bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ quá trình phát triển đối với sinh kế của các cộng đồng dân cư. Quá trình lập quy hoạch cần kết hợp với các chính sách khác để thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và đảm bảo sinh kế bền vững của người dân.

Mục tiêu lập quy hoạch là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triền kinh tế - xã hội nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển. Đồng thời, cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nguyên được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 giai đoạn năm 2021 - 2030.

Đồng thời, cụ thể hóa phương hướng tổ chức không gian phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên được đề ra trong các quy hoạch cấp quốc gia; là cơ sở để lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị... trên phạm vi lãnh thổ vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

Tại Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Tây Nguyên thực hiện các nhiệm vụ như lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm cả dự toán lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng) theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tưcông và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án lựa chọn nhà thầutrong trường hợp đặc biệt để lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021 của Chính phủ.

Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu các hợp phần quy hoạch bảo đảm yêu cầu tích hợp vào quy hoạch vùng; triển khai lập quy hoạch vùng Tây Nguyên theo quy định của pháp luật về quy hoạch và nhiệm vụ lập quy hoạch vùng được phê duyệt, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng, đáp ứng tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 119/NQ-CP.

Trình cấp có thẩm quyền thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Các bộ được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch tại Phụ lục kèm theo Quyết định có trách nhiệm đề xuất Viện nghiên cứu thuộc bộ tham gia lập hợp phần quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để xây dựng phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo triển khai lập hợp phần quy hoạch; tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, gửi Bộ Ke hoạch và Đầu tư tổng hợp để tích hợp vào quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên; chủ động phối hợp, cập nhật thông tin của Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.