| Ảnh: Reuters |
Theênnhânxuấthiệnbiếnthểbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia mexicoo hãng tin CNN, Omicron – biến thể mới của virus corona, được nhận diện lần đầu tiên ở Nam Phi dù không rõ có phải nó được sản sinh tại đây, hay được đưa từ nơi nào đó tới nước này. Tuy nhiên, điều các nhà khoa học biết rõ là virus có nhiều khả năng đột biến tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp và lây truyền cao. Michael Head, nhà nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Đại học Southampton, Anh nói: “Có lẽ biến thể Omicron xuất hiện tại một nước khác và được phát hiện ở Nam Phi, nơi có năng lực và khả năng giải trình tự bộ gen rất tốt… Nó có thể là hậu quả của một đợt bùng phát, có lẽ ở một số khu vực thuộc châu Phi Hạ Sahara - nơi ít có hoạt động giám sát bộ gen của virus và tỷ lệ tiêm chủng thấp". Ông Head nói, sự xuất hiện của các biến thể mới là “hậu quả tự nhiên của việc thế giới tiêm chủng quá chậm”. “Chúng ta vẫn còn một lượng lớn dân số chưa tiêm phòng, giống như ở khu vực châu Phi Hạ Sahara và những nơi này rất dễ xảy ra các đợt bùng phát dịch lớn”. Nhà nghiên cứu này nói thêm, các biến thể mới của virus từng gây ra nhiều vấn đề trong quá khứ đều xuất hiện tại những nơi có các đợt bùng phát dịch lớn, không kiểm soát được, như biến thể Alpha được phát hiện ở Anh hồi tháng 12/2020 hay biến thể Delta tại Ấn Độ vào tháng 2. Biến thể Omicron hiện đã lây lan khắp toàn cầu. Tính tới ngày 28/11, biến thể Omicron đã được tìm thấy ở một loạt quốc gia, gồm cả Nam Phi, Botswana, Australia, Anh, Đức, Italia và Bỉ. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đã đóng cửa biên giới với du khách từ các quốc gia châu Phi. Các nhà khoa học và chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo, khoảng cách cực lớn về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Giám đốc quỹ từ thiện Wellcome Trust (Anh) chuyên nghiên cứu y tế, Jeremy Farrar cho rằng sự xuất hiện của biến thể mới cho thấy tại sao thế giới cần đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với vắc xin ngừa Covid-19 và các công cụ y tế công cộng khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ có 7,5% người dân ở các nước có thu nhập thấp được tiêm một liều vắc xin ngừa Covid-19. Tại 8 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì lệnh cấm đi lại liên quan tới biến thể Omicron, tỷ lệ dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin dao động từ 5,6% ở Malawi tới 37% ở Botswana. Trong khi đó, 63,9% người dân ở các nước có thu nhập cao đã tiêm phòng ít nhất một liều, WHO cho biết. Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown nói: “Sự thất bại của thế giới trong việc tiêm vắc xin cho người dân ở các nước đang phát triển đang quay trở lại ám ảnh chúng ta. Chúng ta đã được báo trước… Do thiếu chiến dịch tiêm chủng rộng khắp nên dịch Covid-19 không chỉ lây lan thoải mái ở những người không được bảo vệ mà nó còn gây ra đột biến, với các biến thể mới xuất hiện từ các nước nghèo nhất và hiện giờ đe dọa tự giải phóng chúng ngay cả ở những người đã tiêm phòng tại các nước phát triển trên thế giới”. Hoài Linh Hình ảnh lột tả số lượng đột biến của biến thể Omicron so với DeltaCác nhà khoa học Italia vừa công bố hình ảnh thể hiện số lượng đột biến của biến thể Omicron so với biến thể Delta của virus gây Covid-19. |