【lich thi đau al nassr】Khởi động chương mới trong quan hệ hợp tác song phương Việt Nam
Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội Việt Nam - Hàn Quốc Tạo xung lực mới cho hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc Việt Nam - Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác lao động,ởiđộngchươngmớitrongquanhệhợptácsongphươngViệlich thi đau al nassr việc làm, an sinh xã hội |
Trong suốt hơn 30 năm, kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng xây dựng và vun đắp mối quan hệ hợp tác mẫu mực, cùng có lợi trên mọi lĩnh vực. Trên tinh thần này, năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 30 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ hợp tác lên tầm “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Điều này thể hiện chính phủ và nhân dân hai nước quyết tâm đoàn kết, mở rộng lĩnh vực hợp tác và đưa trao đổi song phương đi vào chiều sâu.
Theo chương trình, ngày 22/6/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (22 – 24/6), theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Trước thềm chuyến thăm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam Oh Young Ju nhấn mạnh: chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Hàn Quốc diễn ra ở thời điểm có ý nghĩa hết sức to lớn, năm đầu tiên hai nước chúng ta triển khai mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
"Đây sẽ là dịp lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hàn Quốc cùng trao đổi về phương hướng, đề ra những tầm nhìn trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đồng thời cũng là dịp lãnh đạo hai nước cùng thống nhất với nhau về chương trình hành động nhằm triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp đã trải qua 3 thập kỷ giữa Việt Nam và Hàn Quốc"- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.
Với cơ sở tin cậy chính trị không ngừng được củng cố thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp được duy trì thường xuyên, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giữ vững đà phát triển mạnh mẽ hơn 30 năm qua. Hợp tác hữu nghị trong tất cả lĩnh vực ngày càng được tăng cường và mở rộng toàn diện đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Là đối tác kinh tế lớn nhất trong khu vực ASEAN và là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều sự hiện diện, đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc, tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
Trên cơ sở định hướng cấp cao song phương nhằm tăng cường mở rộng liên kết kinh tế - thương mại, hai nước cùng hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại đạt 100 tỷ USD vào năm 2023, tiến tới mốc 150 tỷ USD vào năm 2030.
Các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả.
Hiện Hàn Quốc duy trì là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 9.500 dự án cùng tổng vốn đăng ký hơn 80 tỷ USD. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 87 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2021. Năm 2023 cũng đánh dấu mốc 15 năm Tập đoàn Samsung triển khai kế hoạch đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam, trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD, gồm các dự án lớn tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 6/2023, Hàn Quốc đã mở tuyến vận tải biển thường xuyên đến cảng Hải Phòng, qua đó, tuyến đường vận chuyển mới kết nối với cảng Hải Phòng dự kiến sẽ tạo ra thêm khoảng 24.000 TEU khối lượng hàng hóa hằng năm cho cảng Ulsan.
Thời gian qua, hai nước đã thống nhất và ký kết nhiều văn bản hợp tác văn hóa-giáo dục. sự gắn kết sâu rộng giữa nhân dân hai nước không ngừng củng cố cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Tầm vóc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác song phương, giữa các tỉnh, thành phố, cũng như cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Trên cơ sở những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc trong hơn ba thập niên qua, hai quốc gia cùng hướng đến thúc đẩy hợp tác kinh tế với nhiều dự án mới mang tầm chiến lược, tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục - đào tạo… và cùng hướng đến những mục tiêu mới, cao hơn trong năm 2023 và nhiều năm tiếp theo.
Đại sứ Oh Young Ju cho biết, Chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol đã đề ra chiến lược ngoại giao mới, trong đó có mục tiêu trở thành quốc gia trung tâm toàn cầu để có thể đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Trong quá trình triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như Sáng kiến Đoàn kết ASEAN-Hàn Quốc (KASI) Chính phủ Hàn Quốc khởi xướng, đối tác quan trọng của Hàn Quốc chính là ASEAN. Đặc biệt, quốc gia đóng vai trò thắt chặt cũng như làm cầu nối giữa ASEAN với Hàn Quốc chính là Việt Nam.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế, ngoại giao, giao lưu nhân dân. "Chúng tôi mong muốn, thời gian tới Hàn Quốc sẽ cùng với Việt Nam trao đổi, thảo luận để thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, an ninh, văn hóa, giao lưu nhân dân, viện trợ không hoàn lại (ODA)" - Đại sứ Oh Young Ju cho hay và nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Việt Nam nhằm truyền tải một thông điệp quan trọng, đó là, hai nước tiếp tục quyết tâm thúc đẩy quan hệ nhằm hướng tới tương lai, đem lại lợi ích cho người dân, trong đó đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy giao lưu nhân dân cũng như kiến tạo chính sách hỗ trợ thiết thực cho thế hệ trẻ hai nước.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, đầu năm 2023, cộng đồng người Việt Nam đã tăng khoảng 23.500 người so với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc cũng nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm (lớn thứ 2) của Việt Nam, ghi nhận hơn 1.000 chuyến bay thẳng kết nối hai quốc gia hàng tháng. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Bộ Nội vụ đề nghị sáp nhập điểm một số tỉnh giai đoạn 2022
- ·Năm 2022, Bộ Công an sẽ tổ chức bài thi đánh giá để tuyển sinh đại học
- ·Chính phủ khóa mới dự kiến giảm một Phó Thủ tướng
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch qua mạng
- ·Nhân sự lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội
- ·Ngày 27/8, cả nước có thêm 2.197 ca mắc mới COVID
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Cải cách quản lý nợ công cần theo lộ trình và thể chế quản lý của Việt Nam
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Những thay đổi tích cực tại các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia
- ·Thủ tướng Chính phủ nỗ lực thúc đẩy đưa vắc xin về nước sớm nhất, nhiều nhất
- ·Chủ tịch nước dự Lễ khởi công xây dựng tuyến đường Vạn Thiện
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Cân nhắc kỹ lưỡng, sáng suốt quyết định bầu các nhân sự cấp cao
- ·Chưa thể coi Covid
- ·Thủ tướng: Ứng dụng dữ liệu dân cư góp phần xây dựng Chính phủ số
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Thủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lên