您的当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ lệ ngoại hạng anh hôm nay】25 khoảnh khắc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử 正文

【tỷ lệ ngoại hạng anh hôm nay】25 khoảnh khắc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử

时间:2025-01-09 14:00:48 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Ảnh: BusinessinsiderNhân dịp kỷ niệm 5 năm, trang Business Insider ghi lại 25 khoảnh khắc đáng sợ nh tỷ lệ ngoại hạng anh hôm nay

Ảnh: Businessinsider

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm,ảnhkhắckhủnghoảngtàichínhtồitệnhấttronglịchsửtỷ lệ ngoại hạng anh hôm nay trang Business Insider ghi lại 25 khoảnh khắc đáng sợ nhất của cuộc khủng hoảng.

1. Ngày 8 tháng 2 năm 2007: Ngân hàng HSBC cho biết dự phòng nợ xấu trong năm 2006 cao hơn dự kiến khoảng 20% do sự sụt giảm của thị trường nhà đất ở Mỹ. Kể từ đó, người ta mới bắt đầu biết đến khái niệm cho vay dưới chuẩn.

2. Ngày 2 tháng 4 năm 2007: New Century, từng là ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, phá sản.


3. Ngày 21 tháng 6 năm 2007: Merril Lynch bán tháo tài sản tại hai quỹ phòng ngừa của Bear Stearns do các quỹ này lỗ hàng tỷ USD vì các khoản vay dưới chuẩn.


4. Ngày 9 tháng 8 năm 2007: BNP Paribas, ngân hàng lớn nhất của Pháp, đóng băng các khoản tiền gửi của ba quỹ đầu tư sau khi thị trường thế chấp dưới chuẩn của Mỹ thiệt hại nặng nề. BNP cho biết việc thanh khoản bốc hơi hoàn toàn tại một số phân khúc của thị trường chứng khoán Mỹ khiến việc định giá tài sản trở nên thiếu chính xác mặc dù một số loại tài sản thực sự có chất lượng và xếp hạng tín dụng tốt.


5. Ngày 4 tháng 9 năm 2007: Lãi suất Libor chạm mốc 6,8%, mức cao nhất kể từ cuối năm 1998.

6. Ngày 24 tháng 10 năm 2007: ngân hàng Merrill Lynch thông báo khoản lỗ quý III 8,4 tỷ USD do những bút toán giảm của cho vay dưới chuẩn. Đây là số lỗ lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng này.


7. Ngày 31 tháng 10 năm 2007: Nhà phân tích tài chính ngân hàng Meredith Whitney dự báo Citigroup sẽ phải cắt giảm cổ tức song song với việc tăng vốn 30 tỷ USD. Sau đó, Citigroup đã thực hiện giảm cổ tức.


8. Tháng Mười đến tháng Mười Một năm 2007: Nhiều CEO đã không trụ vững trong cuộc khủng hoảng tài chính. Stan O'Neal của Merrill Lynch và Chuck Prince của Citigroup đều phải từ chức nhưng vẫn nhận được khoản trợ cấp nghỉ hưu khổng lồ. O'Neal ra đi với 161,5 triệu USD.


9. Ngày 11 tháng 12 năm 2007: Ủy ban Thị trường mở của Fed giảm lãi suất quỹ liên bang xuống còn 4,25% và lãi suất tín dụng xuống còn 4,75%.


10. Ngày 16 tháng 3 năm 2008: JP Morgan Chase mua lại quỹ Bear Stearns với giá 2USD/cố phiếu. Fed hỗ trợ 30 tỷ USD trong thỏa thuận này để giúp Bear Stearns không bị phá sản.


11. Năm 2008: Một số công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các loại chứng khoán nợ dưới chuẩn bị hạ tín nhiệm và sụp đổ. Nhà đầu cơ Bill Ackman được cho là đã kiếm được hơn 1 tỷ USD sau khi bán cổ phiếu của các công ty bảo hiểm.


12. Ngày 7 tháng 9 năm 2008: Chính phủ Mỹ chính thức tiếp quản hai tập đoàn cho vay thế chấp gặp khó khăn Fannie Mae và Freddie Mac.


13&14. Ngày 14 Tháng9 năm 2008: Ngân hàng Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Trong khi đó, ngân hàng Lehman Brothers không thể tìm được người mua và đành phải phá sản .


15. Ngày 16 tháng 9 năm 2008: Lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, một quỹ đầu tư trên thị trường tiền tệ chứng kiến giá cổ phiếu xuống dưới 1 USD. Thị trường tiền tệ, từ “thiên đường đầu tư”, đã trở thành nơi bị các nhà đầu tư rút vốn khoảng 140 tỷ USD.


16. Ngày 17 tháng 9 năm 2008: Fed giải cứu công ty bảo hiểm AIG khỏi phá sản với số tiền 85 tỷ USD.


17. Mùa thu năm 2008: các đại gia ngân hàng lâu đời như Wachovia và Washington Mutual đã không còn sau khi bị các ngân hàng khác mua lại với giá rẻ mạt.

18. Ngày 29 tháng 9 năm 2008: Hạ viện Mỹ từ chối gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD. Chứng khoán Mỹ giảm giá mạnh sau kết quả bỏ phiếu được truyền hình trực tiếp.


19. Ngày 13 tháng 10 năm 2008: Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson cùng 9 CEO của các ngân hàng lớn ngồi họp với nhau với kết quả chính phủ liên bang sẽ điều hành phố Wall. Tổng gói cứu trợ được thông qua là 2,25 nghìn tỷ USD.

20. Ngày 15 tháng 10 năm 2008: Thị trường chứng khoán chứng kiến một phiên rực lửa, giảm mạnh 733 điểm, tương đương 7,9%.

21. Ngày 16 tháng 10 năm 2008: Tỷ phú Warren Buffett bình luận trên tờ New York Times rằng đó là thời điểm để mua vào, trong khi chứng khoán Mỹ đang giảm mạnh. Các nhà phê bình chỉ trích ông gay gắt, nhưng thời gian đã minh oan cho Buffett. Giá cố phiếu tăng trở lại những năm sau khủng hoảng.

22. Tháng 10 năm 2008: Báo chí thế giới bình luận đây là thời điểm tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái.

23. Tháng 11 năm 2008 đến mùa xuân 2009: Khủng hoảng tài chính tiếp diễn khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chứng khoán chạm đáy 6.547,05 điểm vào ngày 9 tháng Ba năm 2009.

24. Các ngân hàng tiếp tục báo lỗ và đã chấp nhận tuân thủ quy định tối thiểu về vốn.

25. Cuối cùng, nhờ vào gói cứu trợ từ Fed và Quốc hội Mỹ, thị trường chứng khoán thoát đáy và nền kinh tế dần phục hồi.


Ngọc Nguyễn