当前位置:首页 > Cúp C2

【bảng xếp hạng giải u19 tây ban nha】IMF: Ba ưu tiên chính sách để thế giới phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

Kể từ đó,ưutiênchínhsáchđểthếgiớiphụchồimạnhmẽsauđạidịbảng xếp hạng giải u19 tây ban nha các chỉ số kinh tế tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng yếu hơn, do biến thể Omicron và sự gián đoạn liên tục của chuỗi cung ứng. Chỉ số lạm phát đã cao hơn dự kiến ​​ở nhiều nền kinh tế; thị trường tài chính còn nhiều biến động; và căng thẳng địa chính trị đang gia tăng mạnh mẽ.

Do đó, theo IMF, cần có sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ và các chính sách hợp lý. Đối với hầu hết các quốc gia, điều này có nghĩa là cần tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng và việc làm trong khi vẫn giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và duy trì ổn định tài chính… trong bối cảnh mức nợ tăng cao. Theo đánh giá của IMF, đây là những thách thức phức tạp mà để vượt qua, cần có những ưu tiên chính sách sau:

Cần những nỗ lực mạnh mẽ hơn

IMF cho rằng, ưu tiên trước hết là những nỗ lực mạnh mẽ hơn để chống lại những tác động kinh tế vì COVID-19 kéo dài.

Theo dự báo của IMF, thiệt hại sản lượng tích lũy trên toàn cầu tính đến năm 2024 do đại dịch là gần 13,8 nghìn tỷ USD. Biến thể Omicron là lời nhắc nhở mới nhất rằng việc phục hồi lâu dài và toàn diện là không thể khi đại dịch vẫn tiếp diễn, với những lo ngại về nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, hay thời hạn hiệu lực của vaccine…

Trong bối cảnh đó, cách bảo vệ tốt nhất là chuyển từ việc chỉ tập trung duy nhất vào vaccine sang đảm bảo mọi quốc gia đều được tiếp cận công bằng với “bộ công cụ COVID-19 toàn diện” gồm vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị. Việc cập nhật các công cụ này khi virus tiến hóa sẽ đòi hỏi sự đầu tư liên tục vào nghiên cứu y tế, giám sát dịch bệnh và tăng cường năng lực cho hệ thống y tế đối với mọi cộng đồng.

Chấm dứt đại dịch cũng sẽ giúp giải quyết các vết sẹo kinh tế do COVID-19 kéo dài. Hãy nghĩ đến sự gián đoạn nghiêm trọng trong nhiều doanh nghiệp và thị trường lao động. Và hãy nghĩ đến những tổn thất mà học sinh - sinh viên trên toàn thế giới phải gánh chịu, ước tính lên tới 17.000 tỷ USD do gián đoạn học tập, dẫn tới nguy cơ năng suất thấp hơn và ảnh hưởng việc làm.

Do vậy, IMF cho rằng phải có hành động chính sách mạnh mẽ. Tăng quy mô chi tiêu xã hội, các chương trình đào tạo lại kỹ năng, đào tạo phụ đạo cho giáo viên và dạy kèm cho học sinh sẽ giúp các nền kinh tế đi đúng hướng và xây dựng khả năng chống chịu với các thách thức kinh tế và sức khỏe trong tương lai.

Điều hướng chu kỳ thắt chặt tiền tệ

Trong khi có sự khác biệt đáng kể giữa các nền kinh tế và sự không chắc chắn trong tương lai, áp lực lạm phát đã và đang gia tăng ở nhiều quốc gia, khiến việc rút lại các điều chỉnh chính sách tiền tệ cần được xem xét đến khi cần thiết.

Trong tương lai, điều quan trọng là phải điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Tất nhiên, thông tin rõ ràng về bất kỳ sự thay đổi nào vẫn là điều cần thiết để bảo vệ sự ổn định tài chính trong và ngoài nước.

Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã buộc phải chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất. Và chính sách xoay trục ở các nền kinh tế tiên tiến có thể yêu cầu phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa ở nhiều quốc gia. Điều này sẽ giúp các nước kiềm chế lạm phát, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng và việc làm.

Cần có sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ và các chính sách hợp lý để thúc đẩy phục hồi sau đại dịch. Ảnh minh họa: Reuters/Congthuong

Cho đến nay, các điều kiện tài chính toàn cầu vẫn tương đối thuận lợi, một phần là do lãi suất thực âm ở hầu hết các nước G20. Nhưng nếu các điều kiện tài chính này bị thắt chặt đột ngột, các quốc gia mới nổi và đang phát triển phải sẵn sàng cho khả năng đảo chiều dòng vốn.

Nói cách khác, cần đảm bảo tất cả các quốc gia có thể vận hành một cách an toàn thông qua chu kỳ thắt chặt tiền tệ.

Chú trọng đến tính bền vững về tài khóa

Khi thoát khỏi sự kìm kẹp của đại dịch, các nước cần phải điều chỉnh cẩn thận các chính sách tài khóa. Tại sao? Vì các biện pháp tài khóa bất thường đã giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc Đại khủng hoảng khác, nhưng chúng cũng đã đẩy mức nợ lên cao. Năm 2020, IMF ghi nhận mức tăng nợ một năm lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, với nợ toàn cầu - cả công và tư - tăng lên 226.000 tỷ USD.

Đối với nhiều quốc gia, điều này có nghĩa là đảm bảo hỗ trợ liên tục cho các hệ thống y tế và những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời giảm thâm hụt và giảm nợ để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Quan trọng, cần chuẩn bị cho một nền kinh tế hậu đại dịch xanh hơn và số hóa tốt hơn.

Tất cả các hành động chính sách này có thể giúp tìm ra một phương thức mới cho một thế giới dễ bị tổn thương hơn, nhưng chúng có thể bị cản trở bởi vấn đề nợ. Theo ước tính của IMF, có đến khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang đối mặt hoặc có nguy cơ cao về nợ nần, gấp đôi mức của năm 2015. Những nền kinh tế này và nhiều nền kinh tế khác sẽ cần huy động nhiều hơn từ nguồn thu nội địa, nhiều khoản viện trợ không hoàn lại và nguồn vốn ưu đãi, và cần nhiều sự trợ giúp hơn nữa để xử lý nợ ngay lập tức.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ IMF & Economic Times)

分享到: