Một người đàn ông ở thành phố Duy Phương thuộc tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc, chi 101.000 nhân dân tệ (khoảng 358 triệu đồng) mua chiếc Tesla Model 3 Performance màu trắng thông qua nền tảng mua bán xe cũ nổi tiếng Guazi.
Theo trang web chính thức của Tesla tại Trung Quốc, giá mua mới mẫu xe này là 335.900 nhân dân tệ (1,2 tỷ đồng).
Không rõ chiếc xe được giao bằng cách nào và liệu chủ xe có kiểm tra trước khi hoàn tất giao dịch mua hay không. Sau vài lần sử dụng, người đàn ông phát hiện xe hiển thị cảnh báo không thể sạc điện, khiến anh nghi ngờ pin trục trặc.
Sau khi không đạt được thỏa thuận với Guazi và Tesla, chủ xe thất vọng buộc "xế yêu" vào con bò và kéo đi diễu hành qua các đường phố để phản đối, hy vọng thu hút sự chú ý của công chúng nhằm đòi lại sự công bằng cho mình.
Những hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy cảnh con bò từ từ kéo chiếc Tesla di chuyển trên phố, thân xe phun sơn dòng chữ "Bị Guazi lừa gạt" và "gian trá".
Hành động thu hút sự chú ý của người qua đường. Người đàn ông sau đó đỗ xe trước một đại lý của Guazi.
Chia sẻ với tờ Phượng Hoàng, nhân viên dịch vụ của Guazi khẳng định tất cả xe đều được kiểm tra trước khi niêm yết trên nền tảng, đồng thời cho biết người đàn ông đã mua xe thông qua dịch vụ C2B của Guazi dành cho các đại lý phân phối.
"Dịch vụ này chủ yếu phục vụ các đại lý xe cũ, những người mua xe với giá thấp để bán lại kiếm lời", nhân viên Guazi cho hay. "Chiếc Tesla nằm trong một chương trình khuyến mãi dành riêng cho đại lý, do đó người mua phải chịu trách nhiệm đánh giá tình trạng xe trước khi nhận hàng và gánh chịu các rủi ro liên quan".
Guazi cũng đưa ra tuyên bố chính thức, cho biết bên bán là một đại lý xe hơi chuyên nghiệp đã hoàn thành hơn 30 giao dịch trên nền tảng.
Theo báo cáo kiểm định chuyên nghiệp, chiếc xe trong vụ việc được ghi nhận đã chạy hơn 280.000 km và từng bị hư hỏng nghiêm trọng. Xe chỉ đạt điểm đánh giá mức D, mức "cần cẩn trọng khi mua".
Một nhân viên khác của Guazi cho biết tuổi thọ pin của chiếc Tesla liên quan đã giảm đáng kể nhưng hiệu suất pin không nằm trong danh sách kiểm tra trước khi bán của nền tảng này. Tuy nhiên, công ty vẫn xử lý việc trả hàng và hoàn lại tiền cho khách hàng.
Sự việc thu hút sự quan tâm lớn trên mạng xã hội Trung Quốc.
Một người bình luận: “Tội chú bò, có ai nghĩ đến cảm xúc của nó không?”
Một người khác chất vấn: "Nếu tôi phải tự đánh giá sản phẩm và chấp nhận mọi rủi ro, thì mục đích của nền tảng bán hàng là gì? Chỉ để lấy tiền của khách?".
- UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- Infographics: Trị giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng ấn tượng
- Trồng rau, nuôi chim trên sân thượng để thư giãn trong dịch
- Chi 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Tự làm pate gan thơm ngon tại nhà
- Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của TPHCM
- Uber vẫn tự tin dù đang lỗ 1 tỷ USD mỗi năm tại Trung Quốc
- Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- Người rừng' Hồ Văn Lang qua đời
- Dù giận đến mấy, người vợ cần rõ một số giới hạn để tránh hôn nhân rơi vào bế tắc
- Đám cưới trên đỉnh núi cao 6.400m
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- 2 kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023