发布时间:2025-01-11 04:21:07 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Chẳng thế dầu mỏ luôn được coi là quân bài trên các bàn đám phán quốc tế và cũng là lý do của nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc.
Chỉ cần nơi nào có được vùng nguyên liệu rộng lớn và nguồn cung cấp dầu mỏ hào phóng thì quốc gia ở nơi đó sẽ thực sự có cuộc sống giàu sang và thoải mái. Nhiều tài phiệt giàu có nhất Thế giới và một số quốc gia đã có được sự thịnh vượng là nhờ tiếp cận và khai thác dầu mỏ và khí đốt.
Góp phần vào việc tạo ra những quốc gia giàu mạnh cũng như những nhà tài phiệt là những công ty khai thác và hóa dầu. Dựa trên cơ sở sản lượng sản xuất mỗi ngày, dưới đây là danh sách 10 công ty dầu khí lớn nhất trên thế giới hiện nay.
10. Tập đoàn dầu khí Kuwait (Kuwait Petroleum Corp.) – 3,2 triệu thùng dầu
Những công ty đi trước như British Petroleum và Chevron đã thành lập nên tập đoàn dầu khí Kuwait vào năm 1934. Tuy nhiên vào năm 1975, các nhà lãnh đạo của Kuwait đã quyết định quốc hữu hóa công ty và đặt việc quản lý cho các công dân của mình. Điều này đã biến Kuwait thành một quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới.
Công dân của quốc gia này hiện nay có mức sống thuộc loại cao nhất trên thế giới. Năm 1990, quốc gia và công ty dầu khí lớn nhất Kuwait này phải đối mặt với cuộc xâm lược của Iraq và quân đội của Saddam Hussein đã đốt các mỏ dầu của tập đoàn. Tuy nhiên tập đoàn hiện nay đã phục hồi từ những trở ngại đó và trở thành một trong các doanh nghiệp dầu lửa lớn nhất thế giới. Burgan, mỏ dầu lớn nhất của công ty hiện vẫn được điều hành bởi Chevron.
9. Chevron – 3,5 triệu thùng dầu
Chevron được coi là một trong sáu công ty dầu khí quy mô siêu lớn thuộc sở hữu công khai của các công ty như Royal Dutch Shell (công ty dầu khí Hoàng Gia Hà Lan), BP, Exxon Mobil, Total và ConocoPhillips. Đây là công ty đại chúng lớn thứ 3 ở Mỹ và thứ 16 trên thế giới. Các chi nhánh của công ty hiện đã có mặt ở 180 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2010, công ty đã mua bản đồ dầu khí (Atlas Petroleum) cho phép công ty có quyền khai thác các mỏ đá phiến sét Marcellus và Utica.
8. Pemex – 3,6 triệu thùng dầu
Pemex là công ty dầu lửa và khí đốt của Mexico. Gần đây công ty đã trải qua một đợt suy thoái về khai thác dầu mỏ, tuy nhiên nó vẫn là doanh nghiệp sở hữu giếng dầu lớn nhất của quốc gia này đó là mỏ Cantarell. Hiện công suất khai thác đã sụt giảm từ mức hơn 2 triệu thùng dầu nay đã giảm xuống chỉ còn hơn 600.000 thùng dầu mỗi ngày. Công ty đã phải tăng gấp đôi thời gian làm việc để thay thế cho sự thiếu hụt này bằng cách tăng sản xuất các thành phẩm dầu lửa khác từ mỏ dầu này thậm chí là khám phá ra các sản phẩm mới. Doanh nghiệp này có thể có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây khi họ tăng cường các cuộc thảo luận về cơ hội với các nhà đầu tư nước ngoài.
7. Royal Dutch Shell (công ty dầu khí Hoàng Gia Hà Lan) – 3,9 triệu thùng dầu
Royal Dutch Shell là công ty dầu khí thuộc sở hữu của Anh và Hà Lan có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, mặc dù trụ sở chính của nó được đăng ký là ở London. Hiện công ty đã có các chi nhánh ở hơn 90 quốc gia với hơn 44.000 trạm dịch vụ trên toàn thế giới. Công ty được tham gia trong suốt toàn bộ quá trình từ thăm dò, khai thác, sản xuất, tinh chế đến phân phối và tiếp thị các sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng có các sản phẩm về hóa dầu, kinh doanh năng lượng tái tạo. Hiện doanh nghiệp này đang thăm dò và khai thác ở biển Chuckchi gần Alaska.
6. BP – 4,1 triệu thùng dầu
Công ty BP tiền thân đã trải qua các tên gọi như Công ty dầu khí Anh – Ba Tư, Công ty dầu khí Anh – Iran, British Petroleum, và BP Amoco. Tên gọi BP mới chỉ được sử dụng từ năm 2001. Thời kỳ đầu công ty tập trung hoạt động chủ yếu ở thị trường Trung Đông, công ty đã mở rộng quy mô của mình từ năm 1959 và trở thành doanh nghiệp đầu tiên phát hiện dầu ở Biển Bắc vào năm 1965. Lịch sử của công ty gắn với nhiều sự cố về dầu mỏ, bao gồm cả vụ nổ ở mỏ dầu Deepwater Horizon năm 2010 được coi là sự cố tràn dầu lớn nhất làm ảnh hưởng đến cả một vùng biển rộng lớn. BP đã có kế hoạch bán lại cổ phần của mình tại TNK-BP, một liên doanh của BP với một đối tác Nga cung cấp cho công ty 25% sản phẩm của BP.
5. Petro China (Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc) – 4,4 triệu thùng dầu
Trung Quốc hiện có 3 công ty khai thác dầu khí thuộc sở hữu của nhà nước. Petro China là doanh nghiệp dầu khí quốc gia lớn nhất trong 3 doanh nghiệp của nhà nước. Công ty hiện có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán so với những gã khổng lồ dầu khí khác. Các chuyên gia tin rằng Petro China được chính phủ bảo trợ phần lớn để phát triển, cùng với quyền khai thác số lượng lớn đá phiến sét ước được sở hữu bởi chính phủ Trung Quốc.
4. Exxon Mobil – 5,3 triệu thùng dầu
Tổng công ty Exxon Mobil ra đời sau sự sát nhập của Exxon và Mobil năm 1999. Nó là một trong những hậu duệ trực tiếp của Công ty Standard Oil đã từng được sở hữu bởi John D. Rockeffeler. Ngoài ra doanh nghiệp này cũng có lien kết với các công ty dầu khí Hoàng gia có trụ sở ở Canada. Exxon Mobil hiện là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong sáu doanh nghiệp dầu khí khổng lồ trên thế giới. Công ty có 37 nhà máy lọc dầu ở 21 quốc gia. Công ty còn giữ danh hiệu là công ty bị ghét nhất trên hành tinh này, một phần là do các mỏ dầu thuộc sở hữu của công ty ở trong nước đang được điều hành bởi những kẻ độc tài. Công ty hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn từ các phản ứng chậm trễ của Exxon trong việc làm sạch dầu loang sau sự cố đổ tàu của mình gần Alaska năm 1989.
3. Công ty dầu khí quốc gia Iran – 6,4 triệu thùng dầu
Công ty dầu khí quốc gia Iran thuộc sở hữu của chính phủ Iran. Được thành lập vào năm 1948 và chịu trách nhiệm trong việc thăm dò, khai thác, vận chuyển và xuất khẩu dầu thô của nước này. Công ty cũng bán khí thiên nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Doanh nghiệp được thành lập nhằm thay thế liên doanh dầu khí Anh – Iran, ngành công nghiệp đã được quốc hữu hóa bởi chính phủ Iran năm 1951, cho phép NIOC (National Iranian Oil Company - công ty dầu khí quốc gia Iran) khai thác để đạt được quyền kiếm soát toàn bộ lĩnh vực này.
2. Gazprom – 9,7 triệu thùng dầu
Gazprom là công ty khai thác dầu khí của Nga. Hiện công ty là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Nó có một độc quyền trên thực tế là phân phối khí đốt cho toàn bộ châu Âu. Hiện chính phủ Nga đang kiểm soát phần lớn doanh nghiệp này.
1. Saudi Aramco – 12,5 triệu thùng dầu
Saudi Aramco là công ty dầu khí có trụ sở tại Ả rập Saudi. Đây là công ty dầu mỏ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Mỏ dầu lớn nhất của nó, Ghawar có thể sản xuất được 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Công ty được biết đến với khả năng tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ USD trong một ngày.
Quang Minh (Theo Therichest)
相关文章
随便看看