您的当前位置:首页 > La liga > 【luật chơi blackjack】EVN không phải đơn vị làm giá điện cho Nhà nước (!?) 正文

【luật chơi blackjack】EVN không phải đơn vị làm giá điện cho Nhà nước (!?)

时间:2025-01-25 22:17:36 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến của giới chuyên gia. Ảnh: Phan Thu. Nhầm lẫn vai trò của EVN Ngày 2 luật chơi blackjack

evn khong phai don vi lam gia dien cho nha nuoc

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến của giới chuyên gia. Ảnh: Phan Thu.

Nhầm lẫn vai trò của EVN

Ngày 22-9, hội thảo "Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán bán lẻ điện" do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức được tổ chức để lấy ý kiến các chuyên gia, người tiêu dùng... ở phía Bắc.

Giá điện cần phân ra 2 loại gồm chi phí và chính sách, trong đó chi phí có 4 loại Giá: sản xuất, truyền tải, phân phối và cuối cùng là giá bán lẻ. Cần phản ánh cơ cấu 4 giá trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng.

Hội thảo này được tổ chức theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ Công Thương và 2 hội thảo tương tự sẽ diễn ra ở miền Trung và miền Nam để thống nhất phương án gửi Bộ Công Thương trong tháng 10 để trình Thủ tướng Chính phủ.

Đóng góp ý kiến tại hội thảo, một số chuyên gia kinh tế khá “ngỡ ngàng” khi EVN đứng ra tổ chức buổi hội thảo này.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thừa nhận: "Chính tôi cũng không hiểu vì sao đưa ra con số trong biểu giá điện và các con số đó giải quyết vấn đề gì!"

Theo ông Cung, thị trường điện cạnh tranh có nhiều giai đoạn, để có được thị trường điện cạnh tranh cần xử lý 2 vấn đề là thể chế và kỹ thuật nhưng cho đến nay 2 khía cạnh này không thấy xúc tiến để tiến tới thị trường điện cạnh tranh.

“EVN đứng ra tổ chức hội thảo, toàn bộ xã hội đứng ra nhìn vào anh (EVN), hiểu nhầm vào anh. Đây không phải việc của anh, việc của EVN là kinh doanh chứ không phải làm giá điện cho Nhà nước”, ông Cung nói.

Ông Cung cho rằng, giá điện Nhà nước bao gồm chi phí của EVN và chi phí khác, còn việc của EVN là giảm chi phí. EVN không phải ngành điện, cần phân biệt rõ chức năng và thẩm quyền nếu không người ta nghĩ rằng EVN là đại diện cho Nhà nước trong khi mặt quản lý Nhà nước EVN chỉ kinh doanh.

Theo đó, giá điện cần phân ra 2 loại gồm chi phí và chính sách, trong đó chi phí có 4 loại Giá: sản xuất, truyền tải, phân phối và cuối cùng là giá bán lẻ. Cần phản ánh cơ cấu 4 giá trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng.

Phát biểu ý kiến, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Việt Nam nói: “Tôi đồng ý với ý kiến của anh Cung. Chúng ta nhầm lẫn chức năng nhiều. Việc tổ chức hội thảo là nhạy cảm nhưng vấn đề giá điện là nhạy cảm, vốn nhiều chuyện mà EVN đứng ra tổ chức giống như kiểu thanh minh thì không hay”.

Còn ông Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội kinh tế Việt Nam cho rằng, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) phải đứng ra xây dựng biểu giá điện, chứ không phải đẩy sang cho EVN.

Đồng thuận biểu giá lũy tiến

Góp ý về phương án giá điện, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, không nên giới hạn bậc số điện vì hiện nay xã hội cũng được phân theo nhiều mức sống khác nhau. Đồng tình với phương án tính giá điện theo biểu giá điện 6 bậc lũy tiến nhưng ông Long cho rằng cần phải xem xét lại. Nguyên nhân là do hai bậc đầu giá điện có giảm so với bình quân, nhưng từ bậc 3-6, giá điện lại tăng gần 50% so với giá bình quân.

“Phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng tính điện theo bậc thang lũy tiến. Còn nhiều ý kiến cho rằng, nhược điểm khi tính giá điện 6 bậc phức tạp, khó khăn trong việc tính toán thì có thể đưa vào phần mềm máy tính. Tuy nhiên, EVN nên điều chỉnh sao cho hệ số theo phân khúc giảm bớt đi, nghĩa là giá từng bậc so với giá bình quân thấp hơn hiện hành”, ông Long đề xuất.

Ông Trần Đình Thiên thì cho rằng, EVN nên giữ nguyên cách tính giá điện bậc thang, nhưng dùng khoảng 3-4 bậc, không nên duy trì quá nhiều bậc, nên giãn khoảng cách giữa các bậc, đảm bảo không quá nhảy cóc sẽ có lợi cho người tiêu dùng và không thiệt cho EVN.

Đồng ý phương án tính biểu giá điện theo lũy tiến bậc thang nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nêu ý kiến, việc giữ nguyên 6 bậc hay rút ngắn về bao nhiêu là phù hợp phải phụ thuộc vào nghiên cứu của các chuyên gia và người làm chính sách nhưng EVN không nên rút ngắn quá ít các bậc thang. Việc điều chỉnh cần ổn định, có tính lâu dài, đỡ xáo trộn bởi khi có bất cứ điều chỉnh giá điện sẽ liên qua đến hàng loạt giá sản phẩm kéo theo.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết giá điện lực cho biết, dù còn rất nhiều ý kiến trái chiều về từng phương án điều chỉnh giá điện mới nhưng phần lớn ý kiến tại hội thảo đều thống nhất cách tính giá điện theo bậc thang lũy tiến.