【đội tuyển bóng đá quốc gia latvia】ĐB Trần Du Lịch: Doanh nghiệp nhà nước chuyển biến quá trì trệ
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:59:37 评论数:
PV:Thưa ông,ĐBTrầnDuLịchDoanhnghiệpnhànướcchuyểnbiếnquátrìtrệđội tuyển bóng đá quốc gia latvia trong 3 lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, ông đánh giá lĩnh vực nào hiện nay khả quan nhất ?
ĐB Trần Du Lịch: Thực sự mỗi lĩnh vực đều có những nỗ lực nhất định. Nhưng trong khuôn khổ pháp luật hiện hành mà làm sớm, nhanh và mạnh nhất là đầu tư công với Chỉ thị 1792 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
Đây là nói trong điều kiện luật pháp hiện hành, chứ nếu thực sự muốn tái đầu tư công thì cách đó cũng chỉ là tạm thời, chưa phải là căn cơ.
Căn cơ thì phải thay đổi về Luật ngân sách, thay đổi phân bổ đầu tư. Cái gì vốn Trung ương phải rạch ròi là Trung ương, cái gì để địa phương thì địa phương chịu trách nhiệm.
Không có chuyện NSNN đầu tư chung chung, rồi phân cấp như hiện nay. Phải thay đổi cơ chế xin - cho. Quốc hội sẽ bàn xem cái nào ưu tiên phân bổ cho địa phương và kiểm soát ngân sách rất chặt.
PV:Ông đánh giá thế nào về lĩnh vực tái cơ cấu ngân hàng?
Quan điểm của tôi là cái gì thị trường làm được thì Nhà nước không làm, Nhà nước để bổ sung những khuyết tật của thị trường, chứ Nhà nước không làm thay thị trường. ĐB Trần Du Lịch (Tp.HCM) |
ĐB Trần Du Lịch:Về ngân hàng, tôi cho rằng làm được hai việc lớn. Đó là đã giải quyết được nguy cơ đổ vỡ, giải quyết được thanh khoản và bước đầu hợp nhất tự nguyện được một số ngân hàng.
Nhưng mục tiêu mà ngân hàng đề ra đến năm 2015 thì còn rất nhiều điều. Quan trọng nhất là chất lượng hoạt động, chứ không phải là số lượng.
Theo đó, phải xây dựng được một số ngân hàng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động để phù hợp với xu hướng hội nhập trên thế giới sắp tới.
Đồng thời phải phát triển đồng bộ với các định chế tài chính tín dụng phi ngân hàng trên thị trường tài chính nói chung không để lệch pha như hiện nay. Lệch pha nghĩa là mọi tín dụng dựa vào NHTM mà huy động qua thị trường tài chính là rất ít.
PV:Theo ông, lĩnh vực nào hiện nay chậm chuyển biến nhất ?
ĐB Trần Du Lịch: Lĩnh vực tập đoàn tổng công ty Nhà nước, tôi cho là quá trì trệ. Theo quan điểm của tôi, những DN nào đã xác định Nhà nước không cần đầu tư nữa như là nhà hàng, khách sạn, du lịch, may mặc, da giầy, cà phê, cao su, thì giữ lại làm gì? Tại sao không cổ phần hóa các tổng công ty, mà lại đi làm từng cái nhỏ một rồi đem vốn để đưa tổng công ty. Khi cổ phần hóa từng tổng công ty thì xác định Nhà nước giữ bao nhiêu, còn lại định giá để bán đi, thu tiền về cho ngân sách.
Chúng ta cần xác định ba lĩnh vực Nhà nước phải đầu tư là công nghiệp quốc phòng, các ngành then chốt cho nền kinh tế, các loại dịch vụ công cộng. Đất nước cần công nghiệp quốc phòng thì đầu tư mạnh lên. Một số ngành mũi nhọn, ngành cơ khí, một số ngành công nghệ cao tư nhân không đầu tư được chúng ta hãy tập trung nguồn vốn vào. Cái nào xác định cần thì phải làm, phải quyết tâm để dồn vốn. Nguồn còn lại thì làm hạ tầng, đối ứng cho mô hình công-tư đối tác, huy động nguồn lực xã hội để giảm vay.
Quan điểm của tôi là cái gì thị trường làm được thì Nhà nước không làm, Nhà nước để bổ sung những khuyết tật của thị trường, chứ Nhà nước không làm thay thị trường. Đây là vấn đề lớn nếu ta không đổi mới nhận thức đó thì chúng ta không thể tái cấu trúc.
PV:Xin cảm ơn ông.
Đề xuất thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu Đây là một đề xuất đã được các ĐB Quốc hội đưa ra trong các buổi thảo luận. ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, cần thiết phải có một ban chỉ đạo và bộ phận này phải tổng hợp đa ngành, liên ngành, để cùng xử lý rốt ráo nhiều vấn đề trong quá trình tái cơ cấu như vốn, tài sản, nhân sự… Điều này đòi hỏi phải có một bộ phận đủ mạnh và thực sự có tâm. |
Hoàng Yến