游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:50:32
Gần 15 năm nay, ngày nà, ông Phạm Hồng Pha (58 tuổi, Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau), Trưởng Ban Quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, cũng lặng thầm quét dọn, nhang khói, cắt tỉa, tưới cây tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.
Thầm lặng tri ân
Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, năm 1975, ông Pha tình nguyện lên đường nhập ngũ, đóng quân tại Campuchia. Hơn 6 năm phục vụ trong quân đội, năm 1981, ông Pha xuất ngũ về quê nhà công tác tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Với ông, có lẽ trải qua đời lính chiến, được chứng kiến bao tấm gương hy sinh của đồng đội, nghĩa cử cao đẹp của những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, ông càng thấm thía cái giá của hoà bình. Y chí của một người lính Cụ Hồ thôi thúc, tháng 1/2004, ông xung phong nhận nhiệm vụ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau.
Ông Phạm Hồng Pha đang chăm sóc các phần mộ của liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau. |
Ông Pha kể, lúc mới vô làm, nghĩa trang còn khá hoang sơ, cỏ dại, cây gai mọc um tùm. Ông phải phát quang trước, sau đó dùng cuốc xới gốc cỏ lên. Ông quần quật cả ngày đến tối mịt mới trở về. Bây giờ nghĩa trang được bê-tông hoá nên công việc đỡ vất vả hơn.
Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau toạ lạc tại Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau, được xây dựng uy nghi với diện tích rộng khoảng 14.000 m2, gồm các công trình: tượng đài, khu vực trồng cây xanh, phần mộ, nhà truyền thống... Hiện, nghĩa trang có 1.086 phần mộ, trong đó có 300 phần mộ chưa xác định danh tính. Các liệt sĩ yên nghỉ tại đây quê ở khắp mọi miền đất nước, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam... Ngày ngày gần gũi, chăm sóc, lau chùi các phần mộ, ông Pha thuộc tên và vị trí của những người yên nghỉ tại đây.
Giống như ông Pha, ông Đào Hoàng Chương (51 tuổi), gắn bó với công việc tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh được 9 năm. Ông tâm sự: “Hơn ai hết, tôi thấu hiểu những hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, vì thế tôi rất trân trọng, tâm huyết với công việc của mình như một cách để đền đáp công ơn, thể hiện tấm lòng với những người nằm xuống để chúng ta có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay”.
Ngoài việc chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang, ông Pha, ông Chương còn thường xuyên đón tiếp các đoàn khách, thân nhân, đồng đội liệt sĩ đến đây thăm viếng, đặc biệt vào tháng 7, các dịp lễ, Tết khách viếng rất đông, nhiều đoàn lặn lội từ miền Bắc, miền Trung vào.
Gắn nghiệp đến hết đời
Thầy giáo Nguyễn Trung Thành sinh ra và lớn lên tại Thanh Hoá, tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1975, sau đó được điều động về dạy học tại quê nhà. Năm 1985, thầy chuyển công tác về Trường THCS Long Hoà, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, nghỉ hưu năm 2010. Đã 7 năm nay, hằng ngày thầy vẫn thầm lặng chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ huyện tại Khóm 3, thị trấn Đầm Dơi. Hiện tại, nghĩa trang có gần 1.000 phần mộ của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có 145 phần mộ vô danh.
Năm nay thầy 67 tuổi, ở cái tuổi đáng ra nghỉ ngơi, hay tìm một công việc nhẹ nhàng hơn thì thầy lại nhận làm quản trang. Thầy tâm sự: “Tôi đã gắn bó với công việc này lâu rồi. Mấy năm nay tôi sống ngoài nghĩa trang, bên phần mộ của các liệt sĩ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Nhiều lúc phải đi xa, trong lòng cứ bồn chồn không yên, muốn trở về ngay. Tôi sẽ làm công việc này khi nào còn sức khoẻ, còn sống trên cõi đời này”.
Công việc thầm lặng của những người quản trang đã cống hiến cho đời những mật ngọt yêu thương, góp phần phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc
Kim Liếu
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 nghĩa trang liệt sĩ. Ông Pha, ông Chương, thầy Thành chỉ là 3 trong số rất nhiều người vẫn ngày đêm thầm lặng canh giấc nghìn thu cho liệt sĩ. Với họ, đây không chỉ là trách nhiệm mà là niềm vui, là một cách tri ân với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc”. Bà Lê Thị Thu, ngụ xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đến thắp hương cho thân nhân là Liệt sĩ Nguyễn Văn Nhựt, chia sẻ: “Gia đình tôi thường vô nghĩa trang viếng mộ người thân. Mỗi lần vô đây, niềm vui lớn nhất của tôi là thấy phần mộ luôn được chăm sóc sạch sẽ”. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接