Với cổ đông Ngân hàng Quân đội (MBBank- MBB),ânhàngtưnhâncỡnhỏtừngcónhiềutìvếtlạilàcổđônghàngđầucủltd bdhn cái tên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Maritime Bank (MBS) không còn lạ lẫm khi MBS đã từng là cổ đông lớn thứ 2 tại ngân hàng này, sở hữu 12,01% cổ phần, chỉ đứng sau đại cổ đông Viettel (15%).
Thế nhưng sau đó, khi Ngân hàng nhà nước quyết liệt xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo tại các TCTD, MBS đã dần thoái vốn khỏi MBBank, chỉ nắm giữ mức hiện tại là 3,7% cổ phần tại đây. Từ thứ hạng thứ 2, MBS đã "tụt" sở hữu xuống thứ 5. Tuy nhiên ngân hàng này vẫn nằm trong danh sách cổ đông lớn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Maritime Bank trong cơ cấu cổ đông lớn tại Ngân hàng Quân đội cũng là câu chuyện mang lại không ít dấu hỏi, không chỉ bởi khối lượng cổ phiếu MBB quá lớn mà MSB nắm giữ.
Dù đã được thực hiện cổ phần hóa khá toàn diện, xong quan sát cơ cấu sở hữu MBB, những cổ đông lớn nhất vẫn là các đơn vị quân đội (Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn), hay tổ chức tín dụng nhà nước hàng đầu, có kinh nghiệm và trình độ để hỗ trợ MBB phát triển trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng (Vietcombank) và một đơn vị nhà nước là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. Do đó, sự góp mặt của Maritime Bank – ngân hàng tư nhân cỡ nhỏ và từng có nhiều tì vết quá khứ - tại danh sách các cổ đông hàng đầu của MB là điều tương đối lạ lẫm và có nhiều câu hỏi cần giải đáp!
Xét theo nguồn gốc và bề dày kinh nghiệm, trình độ, Maritme Bank thực sự là một cái tên lạ lẫm trong danh sách cổ đông lớn của MBB.
Căn cứ vào hệ thống Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quân đội, cái tên Maritime Bank mới chỉ chính thức góp mặt trong danh sách cổ đông lớn MBB kể từ Báo cáo thường niên năm 2011. Đáng chú ý, dù đã đầu tư cả nghìn tỷ đồng và liên tục là một trong ba cổ đông lớn nhất tại Ngân hàng Quân đội, nhưng chưa bao giờ thấy Maritime Bank có đại diện vốn tham gia Hội đồng quản trị MBB.
Câu chuyện "mạng nhện" sở hữu chéo đã được cảnh báo từ lâu như trường hợp của MBB và MSB, bởi hệ luỵ của nó gây ra là gia tăng rủi ro hệ thống, tạo điều kiện cho các hành vi chuyển vốn lòng vòng, tăng vốn điều lệ không thực chất… Theo các chuyên gia ngân hàng, mặc dù quy mô sở hữu chéo trực tiếp tại Việt Nam chưa lớn, nhưng có nhiều hình thức khác nhau khá phức tạp. Sở hữu chéo cũng là một trong những cản trở trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống TCTD tại Việt Nam. Các chuyên gia ngân hàng còn cho rằng, việc siết chặt sở hữu chéo để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng là rất cần thiết và cần được tiến hành một cách kiên quyết, bởi càng để lâu càng khó xử lý.
Còn nữa...
An Nhiên