Tại Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức,ỡkhóchođấtdínhquyhoạdự đoán croatia nhiều vấn đề bức thiết về đất đai được người dân nêu lên.
Ông Nguyễn Bá Tân, đại biểu đại diện Hội Nông dân, Hợp tác xã đặt câu hỏi trực tiếp tại Diễn đàn. |
Ông Nguyễn Bá Tân, đại biểu đại diện Hội Nông dân, Hợp tác xã đến từ Quốc Oai (Hà Nội), phản ánh tình trạng nhiều gia đình sống tại các khu đất mặt đường, có diện tích đất bị ảnh hưởng bởi quy hoạch mở rộng đường.
Ông Tân cho biết, một số hộ dân đã xin chuyển đổi phần đất trồng cây lâu năm còn lại trên cùng thửa đất (phần không thuộc quy hoạch) sang đất ở để phục vụ nhu cầu đời sống, nhưng lại gặp khó khăn vì địa phương từ chối. Lý do được đưa ra là Luật Đất đai 2024 không quy định cho phép chuyển đổi các thửa đất dính quy hoạch.
Ông Tân đặt câu hỏi, trong những trường hợp như vậy, người dân có thể được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn ra sao? Bên cạnh đó, đối với các mảnh đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch đa mục đích (phần đất dịch vụ và phần trồng cây lâu năm), việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được quy định thế nào? Các thửa đất này có thể được tách thửa không?
Trả lời ông Nguyễn Bá Tân, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh rằng, các địa phương có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người dân đối với diện tích đất không nằm trong kế hoạch quy hoạch.
Theo ông Chính, đối với phần đất thuộc quy hoạch nhưng chưa có trong kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện và chưa có quyết định thu hồi, người dân vẫn giữ đầy đủ quyền lợi, bao gồm quyền mua bán, chuyển nhượng. Khi phần đất thuộc diện quy hoạch bị thu hồi, Nhà nước sẽ thực hiện đền bù theo quy định.
Luật Đất đai 2024 cũng quy định rõ nếu thửa đất bao gồm cả nhà ở và đất trồng cây lâu năm, người dân sẽ được phép tái định cư tại chỗ. Phần đất trồng cây lâu năm phù hợp quy hoạch có thể được chuyển đổi thành đất ở mà không phải nộp tiền sử dụng đất trong phạm vi định mức mà Nhà nước đã thu hồi.
Một điểm quan trọng khác, ông Chính giải thích, là nếu khoản bồi thường của Nhà nước không đủ để người dân nộp tiền sử dụng đất, họ có thể được phép ghi nợ. Số nợ này sẽ kéo dài cho đến khi phát sinh giao dịch chuyển nhượng, không áp dụng đối với trường hợp thừa kế.
Đối với quy hoạch đa mục đích (kết hợp đất ở, đất dịch vụ và đất trồng cây lâu năm), ông Chính khẳng định không tồn tại loại quy hoạch này. Đây thực chất là việc ghi nhận hiện trạng đất, không phải quy định cụ thể trong Luật.
Ông Chính cũng đưa ra bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện dự ánđường Vành đai 4 tại Hà Nội. Theo đó, thành phố đã chọn những vị trí tốt nhất để làm khu tái định cư, đồng thời vận động người dân nhường đất phục vụ làm đường.
Luật Đất đai 2024 quy định rõ các khu tái định cư phải đáp ứng chuẩn hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo đời sống người dân tại nơi ở mới. Giá đất trong khu vực tái định cư được áp dụng theo bảng giá Nhà nước, không phụ thuộc vào giá thị trường.
Ngoài ra, Nhà nước cũng quy định chi tiết về các hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất, giúp họ ổn định sản xuất và đời sống.
Với nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý đất đai, phát biểu kết luận Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói tổ chức ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cam kết với nông dân sẽ nỗ lực hết sức để khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu Net Zero bằng nhiều giải pháp.
Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực thi hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn chặt với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Đẩy mạnh chuyển đổi sang nền kinh tếxanh, kinh tế các-bon thấp và kinh tế tuần hoàn; tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn, đồng thời ngăn chặn nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và đa dạng sinh học.
Thường xuyên cập nhật và hướng dẫn người dân, cộng đồng xây dựng các kế hoạch, phương án phòng ngừa thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất và thiên tai, như các địa bàn trung du và miền núi.
Người đứng đầu ngành Tài nguyên môi trường cũng khẳng định sẽ tối ưu hóa việc đưa các diện tích đất chưa sử dụng vào khai thác hiệu quả; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát sỏi tại lòng sông và ven biển.
Tập trung nguồn lực để giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường tại nông thôn, bao gồm: xử lý nước thải tại làng nghề; cải tạo và phục hồi môi trường các lưu vực sông, hồ chứa và công trình thủy lợi bị ô nhiễm; thực hiện hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật và giảm thiểu rác thải nhựa.
"Đồng thời, đẩy mạnh tái chế và ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô và thảm cỏ biển", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói thêm.